Đòi sếp tăng lương không được, anh nhân viên viết mail dằn mặt 'tìm người mới mất tận 4 tháng cơ' và cái kết khiến dân mạng ngã ngửa
Cuối cùng anh nhân viên này vẫn được tăng lương, thế mới tài!
Chuyện lương thưởng phù hợp với trình độ, công sức của nhân viên bỏ ra là điều vốn vẫn gây ra tranh cãi, mâu thuẫn. Đôi khi ký hợp đồng giấy trắng mực đen là một chuyện, nhưng vào làm thực tế thì mỗi người mới "ngộ" ra sự thật không như mơ. Trường hợp của anh chàng kỹ sư dưới đây cũng là một ví dụ điển hình.
Trang World of Buzz đưa tin, một nhân viên kỹ sư tại Malaysia đã gặp may mắn không ngờ vì được tăng 800RM (hơn 4 triệu đồng) trong tiền lương hàng tháng. Mặc dù vậy, quá trình để anh ta đạt được sự thỏa thuận với sếp không hề đơn giản và dễ dàng chút nào!
Theo đó, anh Ir Abdul Rahman Bahasa đã "dằn mặt" người sếp để dạy anh ta cách nên đối xử tốt và trân trọng công sức của cấp dưới hơn. Trong bài đăng dài chia sẻ trên Facebook, Bahasa cho biết anh hiện là kỹ sư dự án tại Công ty X, trước đây mức lương khởi điểm là 1.800 RM (9,7 triệu đồng).
Mặc dù trong hợp đồng lao động ghi rất rõ phạm vi công việc của Bahasa nhưng sau gần 1 năm gắn bó với công ty X, anh thấy khối lượng nhiệm vụ mỗi ngày nhiều lên. Thậm chí, anh còn phải làm đến 10 giờ tối hàng ngày thì mới xong.
"Thực tế công việc của tôi là kỹ sư, thế mà phải cáng đáng thêm kiểm tra hàng tồn kho, đào tạo nhân viên mới. Tôi thậm chí còn phải gọi thợ sửa ống nước khi nhà vệ sinh bị tắc nghẽn." - Bahasa bức xúc chia sẻ. Và từ đây, anh chàng kỹ sư quyết tâm phải đòi lại quyền lợi chính đáng của bản thân.
Ban đầu, anh gửi email đến trưởng phòng nhân sự
Email này là để đề nghị thảo luận về khoản bồi thường hiện tại của tôi. Tôi cảm thấy khối lượng công việc bây giờ không giống như trên hợp đồng. Tôi thực sự bị quá tải bởi vô vàn nhiệm vụ không liên quan.
Tôi mong chờ phản hồi tích cực của anh."
Tuy nhiên, người phản hồi mail lại là giám đốc điều hành
Cảm ơn vì email của bạn. Từ tháng sau, lương của bạn sẽ là 2.000 RM (10,8 triệu đồng)."
Dường như điều này là chưa thỏa đáng với cả Abdul Rahman lẫn cư dân mạng. Làm thêm 4 tiếng, tức là 1 nửa thời gian bình thường mà lương lại không được tăng 50%.
Vì thế, Abdul Rahman tiếp tục mạnh dạn gửi mail cho quản lý
Tôi rất trân trọng vì chính sách tăng lương của anh. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thỏa đáng so với khối lượng công việc hiện tại. Tôi mong anh có thể cân nhắc mức tăng 900 RM (4,8 triệu đồng) vì tôi làm thêm 4 tiếng/ngày."
Sau đó, người sếp trả lời mail để từ chối và đe dọa về vị trí của anh ta
Bạn nên thấy vui vì tôi đã tăng lương cho bạn. Nếu không chấp nhận được con số này, hãy làm ơn nộp đơn xin nghỉ việc! Có rất nhiều ứng viên ngoài kia sẵn sàng làm việc với mức lương 2000 RM mà cùng khối lượng công việc của bạn đấy!"
Đỉnh điểm của câu chuyện là pha "dằn mặt" của Rahman
Tôi không phủ nhận có nhiều ứng viên ngoài kia nhăm nhe vị trí của tôi. Nhưng hãy nhìn điều gì sẽ xảy ra nếu công ty tuyển dụng này:
Ngày 1 - Bộ phận gửi yêu cầu tuyển dụng.
Ngày 2 - HR đăng tin tuyển dụng.
Ngày 3 - Công ty nhận được 1000 CV mỗi ngày.
Ngày 4 - ngày 10: Hồ sơ cứ tiếp tục được gửi đến.
Ngày 11 - ngày 20: Lọc hồ sơ lần 1.
Ngày 21 - ngày 30: Chọn ứng viên vào vòng tranh biện.
Ngày 31 - ngày 35: Chọn ứng viên vào vòng phỏng vấn mặt đối mặt.
Ngày 36 - ngày 40: Thực hiện phỏng vấn người tiềm năng.
Ngày 41 - ngày 45: Chốt danh sách ứng viên cuối cùng.
Ngày 46 - ngày 55: Thương lượng chính sách, lương với HR.
Ngày 56 - ngày 60: Ứng viên nhận lời vào công ty.
Ngày 61 - ngày 120: Thử việc 2 tháng!
Ngày 121: Trở thành nhân viên chính thức của công ty!"
HR của công ty hoảng quá liền về phe với anh chàng nhân viên để thuyết phục sếp
Tôi đồng tình với thời gian tuyển dụng mà Rahman đưa ra. Nó sẽ có tác động tới công ty nếu bây giờ Rahman nghỉ việc trong vòng 1 ngày tới. Chúng ta có lẽ nên thảo luận thêm về mức tăng lương dành cho Rahman."
Cuối cùng, sau nỗ lực "dằn mặt" sếp hết sức khôi hài, anh kỹ sư đã được tăng lương lên 2.600 RM (14 triệu đồng). Mặc dù không được như kỳ vọng nhưng Rahman cũng xem đây như một thành tựu lớn. Tuy nhiên, anh rời công ty không lâu sau đó để tìm một công việc có mức lương cao hơn.
Câu chuyện của Rahman trở thành tâm điểm bàn luận của cư dân mạng. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng các lãnh đạo của công ty đừng quá ngạo mạn vì ngoài kia có nhiều người sẵn sàng nhận nhân sự tốt và trả lương hậu hĩnh. Thảo luận văn minh sẽ tốt hơn là đe dọa nhân viên đấy!
Theo W.O.B