Đổi tên thành Thaksin, ứng viên hy vọng lấy lòng cử tri Thái

Ứng viên Thaksin Chuajunud chỉ là một trong 15 ứng viên của đảng ông đổi sang tên của hai anh em cựu thủ tướng Thái Lan như một chiến thuật để có thêm lá phiếu trong cuộc bầu cử.

Sáng sớm trên một con đường ở thị trấn Phimai, ông Thaksin Chuajunud đi phát từng tờ rơi cho những người còn đang bối rối khi đọc tên ông. Là ứng viên trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 24/3 tại Thái Lan, thầy giáo 46 tuổi này trùng tên với cựu thủ tướng nổi tiếng của Thái Lan, Thaksin Shinawatra, người đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006. Khẩu hiệu tranh cử của ông là "Bầu cho Thaksin, sẽ được Thaksin", theo AP.

Sáng sớm trên một con đường ở thị trấn Phimai, ông Thaksin Chuajunud đi phát từng tờ rơi cho những người còn đang bối rối khi đọc tên ông. Là ứng viên trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 24/3 tại Thái Lan, thầy giáo 46 tuổi này trùng tên với cựu thủ tướng nổi tiếng của Thái Lan, Thaksin Shinawatra, người đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006. Khẩu hiệu tranh cử của ông là "Bầu cho Thaksin, sẽ được Thaksin", theo AP.

"Thaksin phố huyện" này vui vẻ giải thích rằng việc trùng tên không phải là tình cờ. Ông đã chủ động đổi tên, từ Veerawit Chuajunud thành Thaksin Chuajunud, như một chiến thuật để có thêm phiếu bầu trong cuộc bầu cử. "Tôi muốn giành được sự chú ý của mọi người, đảm bảo rằng tôi có một cái tên dễ nhớ. Tôi chỉ có một, hai tháng để vận động tranh cử, nên đã quyết định đổi tên để tạo dấu ấn", ông nói.

"Thaksin phố huyện" này vui vẻ giải thích rằng việc trùng tên không phải là tình cờ. Ông đã chủ động đổi tên, từ Veerawit Chuajunud thành Thaksin Chuajunud, như một chiến thuật để có thêm phiếu bầu trong cuộc bầu cử. "Tôi muốn giành được sự chú ý của mọi người, đảm bảo rằng tôi có một cái tên dễ nhớ. Tôi chỉ có một, hai tháng để vận động tranh cử, nên đã quyết định đổi tên để tạo dấu ấn", ông nói.

Thị trấn Phimai thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima là một phần của vùng Isan, nơi được coi là trung tâm của lực lượng cử tri, đa phần là nông dân và người nghèo, ủng hộ và trung thành với cựu thủ tướng Thaksin. Ông đang sống lưu vong ở Dubai nhưng vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống chính trị Thái Lan trong hơn một thập kỷ qua.

Thị trấn Phimai thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima là một phần của vùng Isan, nơi được coi là trung tâm của lực lượng cử tri, đa phần là nông dân và người nghèo, ủng hộ và trung thành với cựu thủ tướng Thaksin. Ông đang sống lưu vong ở Dubai nhưng vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống chính trị Thái Lan trong hơn một thập kỷ qua.

Chiến thuật đổi tên có thể là tiểu xảo nhưng không phải gian lận. Thaksin ở Phimai đang tranh cử với tư cách là ứng viên của đảng Pheu Chart, một trong số vài đảng nhỏ được thành lập bởi những đồng minh và những người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Lan.

Chiến thuật đổi tên có thể là tiểu xảo nhưng không phải gian lận. Thaksin ở Phimai đang tranh cử với tư cách là ứng viên của đảng Pheu Chart, một trong số vài đảng nhỏ được thành lập bởi những đồng minh và những người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Lan.

Có một đảng thân Thaksin rất lớn là Pheu Thai nhưng luật bầu cử do chính quyền quân sự ban hành sẽ không cho phép bất cứ đảng lớn nào giành được đa số ghế trong quốc hội. Vì vậy, chiến lược của những người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Lan là chia thành nhiều đảng nhỏ có thể liên kết lực lượng sau cuộc bầu cử.

Có một đảng thân Thaksin rất lớn là Pheu Thai nhưng luật bầu cử do chính quyền quân sự ban hành sẽ không cho phép bất cứ đảng lớn nào giành được đa số ghế trong quốc hội. Vì vậy, chiến lược của những người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Lan là chia thành nhiều đảng nhỏ có thể liên kết lực lượng sau cuộc bầu cử.

Đổi tên là một chiến thuật để cử tri không nhầm lẫn giữa các đảng chính trị, đặc biệt là với những đảng "vệ tinh" mới, ít người biết tới. Việc này cũng giúp những người như ông Thaksin Chunajunud trở nên nổi bật giữa "một rừng" ứng viên. Hơn 11.000 ứng viên đã đăng ký tham gia tranh cử, con số lớn hơn rất nhiều so với chỉ hơn 2.800 ứng viên trong cuộc bầu cử gần nhất.

Đổi tên là một chiến thuật để cử tri không nhầm lẫn giữa các đảng chính trị, đặc biệt là với những đảng "vệ tinh" mới, ít người biết tới. Việc này cũng giúp những người như ông Thaksin Chunajunud trở nên nổi bật giữa "một rừng" ứng viên. Hơn 11.000 ứng viên đã đăng ký tham gia tranh cử, con số lớn hơn rất nhiều so với chỉ hơn 2.800 ứng viên trong cuộc bầu cử gần nhất.

Thaksin Chuajunud là một trong 15 ứng viên của đảng ông đã đổi tên để tranh cử. Hầu hết chọn tên "Thaksin" nhưng 4 người chọn tên em gái cựu thủ tướng, bà Yingluck Shinawatra, người cũng từng là thủ tướng Thái Lan và bị lật đổ vào năm 2014.

Thaksin Chuajunud là một trong 15 ứng viên của đảng ông đã đổi tên để tranh cử. Hầu hết chọn tên "Thaksin" nhưng 4 người chọn tên em gái cựu thủ tướng, bà Yingluck Shinawatra, người cũng từng là thủ tướng Thái Lan và bị lật đổ vào năm 2014.

Đã hơn một thập kỷ kể từ khi cựu thủ tướng Thaksin rời bỏ Thái Lan để sống đời lưu vong, người dân vùng Isan vẫn không quên ông. "Tôi ước ông ấy sẽ quay lại. Tôi cầu mong điều đó từng ngày, từng phút. Tôi không biết làm sao và tôi chưa bao giờ thực sự nói ra điều này. Tôi rất nhớ ông ấy. Tôi lo lắng cho ông ấy và tôi âm thầm ủng hộ ông ấy", một nông dân tên Pajaree Changkodpanao vừa nói vừa lau nước mắt.

Đã hơn một thập kỷ kể từ khi cựu thủ tướng Thaksin rời bỏ Thái Lan để sống đời lưu vong, người dân vùng Isan vẫn không quên ông. "Tôi ước ông ấy sẽ quay lại. Tôi cầu mong điều đó từng ngày, từng phút. Tôi không biết làm sao và tôi chưa bao giờ thực sự nói ra điều này. Tôi rất nhớ ông ấy. Tôi lo lắng cho ông ấy và tôi âm thầm ủng hộ ông ấy", một nông dân tên Pajaree Changkodpanao vừa nói vừa lau nước mắt.

"Dù người ta có nói gì về ông ấy, tôi vẫn luôn yêu quý ông ấy từ cách đây nhiều năm. Điều đó đã ăn sâu vào tâm trí tôi rồi", nông dân tên Nuwate Jiamwong (ảnh) nói. Bất chấp những thách thức từ phe bảo thủ truyền thống tại Thái Lan, các đảng thân Thaksin đã giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử từ năm 2001.

"Dù người ta có nói gì về ông ấy, tôi vẫn luôn yêu quý ông ấy từ cách đây nhiều năm. Điều đó đã ăn sâu vào tâm trí tôi rồi", nông dân tên Nuwate Jiamwong (ảnh) nói. Bất chấp những thách thức từ phe bảo thủ truyền thống tại Thái Lan, các đảng thân Thaksin đã giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử từ năm 2001.

Các chính sách dân túy của cựu thủ tướng Thaksin, như bảo hiểm y tế phổ quát hay trợ giá sản xuất nông nghiệp, giúp ông chiếm được cảm tình ở các vùng quê nghèo. Tuy nhiên, những điều đó cũng khiến ông trở thành cái gai trong mắt tầng lớp nắm giữ quyền lực truyền thống, bao gồm hoàng gia, quân đội và tầng lớp trung lưu ở Bangkok. Sự đấu tranh giữa hai phe, được gọi là "áo đỏ" (ủng hộ Thaksin) và "áo vàng" (chống đối Thaksin), là nguyên nhân chính cho những sóng gió chính trị trong hơn 10 năm qua tại Thái Lan.

Các chính sách dân túy của cựu thủ tướng Thaksin, như bảo hiểm y tế phổ quát hay trợ giá sản xuất nông nghiệp, giúp ông chiếm được cảm tình ở các vùng quê nghèo. Tuy nhiên, những điều đó cũng khiến ông trở thành cái gai trong mắt tầng lớp nắm giữ quyền lực truyền thống, bao gồm hoàng gia, quân đội và tầng lớp trung lưu ở Bangkok. Sự đấu tranh giữa hai phe, được gọi là "áo đỏ" (ủng hộ Thaksin) và "áo vàng" (chống đối Thaksin), là nguyên nhân chính cho những sóng gió chính trị trong hơn 10 năm qua tại Thái Lan.

Nói với các cử tri ở Phimai, "Thaksin phố huyện" cho biết ông sẵn sàng đương đầu với các thử thách. "Tôi biết việc đổi tên không có nghĩa là tôi sẽ thắng luôn. Tôi vẫn còn nhiều việc phải nỗ lực, phải đến thăm và làm việc không ngừng nghỉ cho cộng đồng", ông nói.

Nói với các cử tri ở Phimai, "Thaksin phố huyện" cho biết ông sẵn sàng đương đầu với các thử thách. "Tôi biết việc đổi tên không có nghĩa là tôi sẽ thắng luôn. Tôi vẫn còn nhiều việc phải nỗ lực, phải đến thăm và làm việc không ngừng nghỉ cho cộng đồng", ông nói.

Đông Phong
Ảnh: AP

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/doi-ten-thanh-thaksin-ung-vien-hy-vong-lay-long-cu-tri-thai-post926877.html