Đổi thay vùng ven thành phố

Sau hơn 2 năm sáp nhập vào TP Hòa Bình, bộ mặt KT-XH khu vực huyện Kỳ Sơn (cũ) đang đổi thay từng ngày. Vùng đất ven đô nhiều tiềm năng, lợi thế đứng trước những cơ hội để bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.

Your browser does not support the audio element.

 Tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình được đầu tư xây dựng đã mở ra nhiều cơ hội để vùng đất cửa ngõ TP Hòa Bình bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh, toàn bộ huyện Kỳ Sơn (cũ) được nhập vào TP Hòa Bình kể từ ngày 1/1/2020. Sau hơn 2 năm sáp nhập, vùng đất Kỳ Sơn ngày càng chuyển mình mạnh mẽ. Sự chuyển biến rõ rệt nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đường giao thông đến các thôn, xóm ngày càng được đầu tư đồng bộ. Trên địa bàn có tuyến đường huyết mạch là quốc lộ 6 chạy qua, song song là đường Hòa Lạc - Hòa Bình được xây dựng đã tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Đi từ TP Hòa Bình về Thủ đô Hà Nội theo đường Hòa Lạc - Hòa Bình cảm nhận rõ sự đổi thay của những vùng đất trước đây được coi là vùng sâu của huyện Kỳ Sơn cũ. Đã có nhiều ngôi nhà mới khang trang mọc lên, giao thương hàng hóa ngày một sôi động hơn. Cùng với đó là những dự án mới, các khu, cụm công nghiệp đang được đầu tư xây dựng sẽ góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân. Quang Tiến là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Yên Quang, Phúc Tiến. Trước đây, 2 xã được coi là vùng đất hẻo lánh, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn do giao thông trắc trở. Tuy nhiên, những năm gần đây, xã Quang Tiến có nhiều điều kiện thuận lợi để bứt phá. Đồng chí Nguyễn Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Sau khi sáp nhập xã, đặc biệt là sáp nhập huyện vào TP Hòa Bình, đời sống người dân đã chuyển biến rõ rệt, nhất là trong phát triển kinh tế. Có được điều này là do xã có tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình chạy qua, thuận lợi cho giao thông đi lại và thông thương hàng hóa với các khu vực lân cận. Cùng với đó, trên địa bàn xã có trên 30 dự án đầu tư với cụm công nghiệp, khu công nghiệp được xây dựng, góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương. Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, trên địa bàn có một công ty đang hoạt động đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Các dự án khác đang giải phóng mặt bằng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Sau khi các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động dự kiến giải quyết việc làm không chỉ cho người dân trong xã mà cả người dân các xã lân cận. Ngoài những sự thay đổi mang tính "đô thị hóa” đó, Quang Tiến cũng đã có những bước tiến trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo đó, với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân trong xã đã đóng góp công sức, tiền của để xây dựng các hạ tầng thiết yếu. Năm 2020, xã hoàn thành 18/19 tiêu chí, hết năm 2021, xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể. Trước khi sáp nhập, xã đạt 35 triệu đồng/người/năm, hết năm 2021, đạt 48 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,6%. Tận dụng những lợi thế có được, nhiều hộ trên địa bàn xã năng động phát triển kinh tế, sản xuất với những hướng đi phù hợp. Như mô hình trồng các loại cây ăn quả và chăn nuôi lợn bản địa, gà, dê, thỏ của gia đình các ông: Nguyễn Văn Biển, xóm Trung Mường; Nguyễn Khắc Án, xóm Vân Nam. Đây là 2 mô hình được lựa chọn xây dựng vườn kiểu mẫu ở xã Quang Tiến. Có thể nói, sự đổi thay từng ngày của xã Quang Tiến là hình ảnh tiêu biểu cho sự chuyển mình của vùng đất thuộc huyện Kỳ Sơn ngày nào. Vùng đất cửa ngõ thành phố, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội đang có nhiều tiềm năng, lợi thế để bứt phá, trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Sau hơn 2 năm "về” TP Hòa Bình, những mùa xuân ấm no đang hiện hữu ở vùng ven đô... Viết Đào

Tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình được đầu tư xây dựng đã mở ra nhiều cơ hội để vùng đất cửa ngõ TP Hòa Bình bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh, toàn bộ huyện Kỳ Sơn (cũ) được nhập vào TP Hòa Bình kể từ ngày 1/1/2020. Sau hơn 2 năm sáp nhập, vùng đất Kỳ Sơn ngày càng chuyển mình mạnh mẽ. Sự chuyển biến rõ rệt nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là đường giao thông đến các thôn, xóm ngày càng được đầu tư đồng bộ. Trên địa bàn có tuyến đường huyết mạch là quốc lộ 6 chạy qua, song song là đường Hòa Lạc - Hòa Bình được xây dựng đã tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Đi từ TP Hòa Bình về Thủ đô Hà Nội theo đường Hòa Lạc - Hòa Bình cảm nhận rõ sự đổi thay của những vùng đất trước đây được coi là vùng sâu của huyện Kỳ Sơn cũ. Đã có nhiều ngôi nhà mới khang trang mọc lên, giao thương hàng hóa ngày một sôi động hơn. Cùng với đó là những dự án mới, các khu, cụm công nghiệp đang được đầu tư xây dựng sẽ góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân. Quang Tiến là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Yên Quang, Phúc Tiến. Trước đây, 2 xã được coi là vùng đất hẻo lánh, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn do giao thông trắc trở. Tuy nhiên, những năm gần đây, xã Quang Tiến có nhiều điều kiện thuận lợi để bứt phá. Đồng chí Nguyễn Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Sau khi sáp nhập xã, đặc biệt là sáp nhập huyện vào TP Hòa Bình, đời sống người dân đã chuyển biến rõ rệt, nhất là trong phát triển kinh tế. Có được điều này là do xã có tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình chạy qua, thuận lợi cho giao thông đi lại và thông thương hàng hóa với các khu vực lân cận. Cùng với đó, trên địa bàn xã có trên 30 dự án đầu tư với cụm công nghiệp, khu công nghiệp được xây dựng, góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương. Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, trên địa bàn có một công ty đang hoạt động đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Các dự án khác đang giải phóng mặt bằng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Sau khi các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động dự kiến giải quyết việc làm không chỉ cho người dân trong xã mà cả người dân các xã lân cận. Ngoài những sự thay đổi mang tính "đô thị hóa” đó, Quang Tiến cũng đã có những bước tiến trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo đó, với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân trong xã đã đóng góp công sức, tiền của để xây dựng các hạ tầng thiết yếu. Năm 2020, xã hoàn thành 18/19 tiêu chí, hết năm 2021, xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể. Trước khi sáp nhập, xã đạt 35 triệu đồng/người/năm, hết năm 2021, đạt 48 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,6%. Tận dụng những lợi thế có được, nhiều hộ trên địa bàn xã năng động phát triển kinh tế, sản xuất với những hướng đi phù hợp. Như mô hình trồng các loại cây ăn quả và chăn nuôi lợn bản địa, gà, dê, thỏ của gia đình các ông: Nguyễn Văn Biển, xóm Trung Mường; Nguyễn Khắc Án, xóm Vân Nam. Đây là 2 mô hình được lựa chọn xây dựng vườn kiểu mẫu ở xã Quang Tiến. Có thể nói, sự đổi thay từng ngày của xã Quang Tiến là hình ảnh tiêu biểu cho sự chuyển mình của vùng đất thuộc huyện Kỳ Sơn ngày nào. Vùng đất cửa ngõ thành phố, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội đang có nhiều tiềm năng, lợi thế để bứt phá, trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Sau hơn 2 năm "về” TP Hòa Bình, những mùa xuân ấm no đang hiện hữu ở vùng ven đô... Viết Đào

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/162309/doi-thay-vung-ven-thanh-pho.htm