Đối thoại chính sách: Huy động các nguồn lực xã hội để bảo tồn di sản văn hóa
Di sản văn hóa Việt Nam được kết tinh từ đời sống tinh thần và sức sáng tạo của biết bao thế hệ người Việt, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa thế giới. Không chỉ góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kho tàng di sản văn hóa của chúng ta còn đem lại nhiều giá trị về mặt kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải được bảo tồn, gìn giữ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì việc xã hội hóa các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản là vô cùng cần thiết. Bởi có thể thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia bảo tồn di sản văn hóa, cụ thể hóa chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Song, việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác này cũng còn gặp nhiều khó khăn và một trong nhiều nguyên nhân đến từ các quy định của pháp luật.
Vì vậy, gỡ nút thắt trong công tác huy động các nguồn lực xã hội để bảo tồn, phát huy giá trị di sản là vô cùng cấp thiết, để bảo đảm cho văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Và cùng tham gia bàn luận trong Chương trình "Đối thoại chính sách" của chúng tôi ngày hôm nay, xin trân trọng giới thiệu:
GS.TS Từ Thị Loan - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!