Đối thoại về Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho Nhà giáo

Hội thảo là minh chứng cho cam kết chung của UNESCO và Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của Nhà giáo thông qua khung chính sách và pháp lý tại Việt Nam.

 Các đại biểu dự Hội thảo

Các đại biểu dự Hội thảo

Trong bối cảnh ViệtNam đang nỗ lực xây dựng Luật Nhà giáo, lần đầu tiên, Hội thảo tham vấn quốcgia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về Khung chính sách và pháp lý dànhcho nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất choViệt Nam đã thu hút sự quan tâm và đóng góp ý kiến của hơn 150 nhà hoạch địnhchính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoànngành giáo dục cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của UN và tổ chức phi chínhphủ của Việt Nam.

Các chuyên gia từ UNESCO Hà Nội, Trụ sở chính của UNESCO, BanPhát triển Nhà giáo của UNESCO và Đại diện Lực lượng đặc nhiệm quốc tế về Giáoviên vì Giáo dục2030 do UNESCO chủ trì và đại diện từ Đại học Sưphạm Thượng Hải cùng đại diện đã tham gia và đóng góp chuyên môn cho Hội thảo.

Vơímục tiêu đảm bảo nền giáo dục chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cảmọi người để đảm bảo tính cạnh tranh của quốc gia, hạnh phúc và an sinh củangười dân cũng như hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quátrình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho Nhà giáo thông qua việc đềxuất xây dựng Luật Nhà giáo. Hiện nay, Luật Nhà giáo đã được Chính phủ Việt Namtrình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV(diễn ra trong tháng 10-11/2024), dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tạiKỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV (tháng 6/2025). Luật Nhà giáo nếu được Quốchội Việt Nam thông qua kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lơịđể nhà giáo phát huy tối đa tiềm năng của mình và đóng góp hiệu quả vào côngcuộc đổi mới giáo dục quốc gia ở đất nước đang thay đổi nhanh chóng này.

Trong quá trình đó, Bộ Giáo dục vàĐào tạo (GD&ĐT) đã tham vấn với UNESCO - cơ quan chuyên môn về giáo dục củaLiên Hợp Quốc và Lực lượng đặc nhiệm giáo viên quốc tế vì Giáo dục 2030 doUNESCO chủ trì về bối cảnh toàn cầu và khu vực của công việc chuyển đổi của nhàgiáo. Các tài liệu tham vấn chuyên môn gồm hướng dẫn quốc tế liên quan, nghiêncứu và kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách cho nhà giáo từ các quốc giathành viên và các trung tâm nghiên cứu.

Thông qua các bài thuyết trình củacác chuyên gia UNESCO, những người tham dự đã có được cái nhìn tổng quan về vaitrò của nhà giáo ngày nay: ...Trong một khế ước xã hội mới về giáo dục,người giáo viên phải được đặt ở trung tâm, và nghề nghiệp của họ phải được đánhgiá lại và hình dung lại như một nỗ lực hợp tác, làm bừng lên những tri thứcmới, mang lại sự chuyển đổi về giáo dục và xã hội [1]

Quang cảnh Hội thảo

Quang cảnh Hội thảo

Các đại biểu cũng được giới thiệu vềHướng dẫn Xây dựng Chính sách Nhà giáo, một công cụ hữu ích và thiết thực đểđịnh hướng cho việc xây dựng và/hoặc xem xét các chính sách quốc gia về nhàgiáo thông qua việc giải quyết các thành tố khác nhau trong chính sách nhà giáovà cách các thành tố này tác động lẫn nhau, góp phần xây dựng chính sách quốcgia về nhà giáo dựa trên minh chứng như một thành phần tích hợp trong các kếhoạch hoặc chính sách của cả ngành giáo dục phù hợp với các kế hoạch và chiếnlược phát triển quốc gia nói chung.

Những vấn đề thực tế hơn mà nhà giáotrên thế giới nói chung và ở một số quốc gia nói riêng đang phải đối mặt cũngđược nêu ra và thảo luận trong Báo cáo toàn cầu về Nhà giáo do UNESCO và Lựclượng Đặc nhiệm Quốc tế về Nhà giáo vì Giáo dục 2030 khởi xướng. Trường hợp cụthể về Luật Nhà giáo của Trung Quốc cũng được Giáo sư Li Tingzhou, Đại học Sưphạm Thượng Hải, chia sẻ.

Mỗi cuộc thảo luận nhóm đều đượctổng kết bằng nội dung thảo luận sôi nổi về tính liên quan của các kinh nghiệmquốc tế đối với việc xây dựng khung chính sách và pháp lý nhà giáo tại Việt Namvà đề xuất các giải pháp, khuyến nghị liên quan đến nhà giáo để đáp ứng nhu câùquốc gia, đồng thời phù hợp với xu hướng và tầm nhìn, dự báo ở cấp độ toàn cầu.

Trao đổi về quá trình soạn thảo LuậtNhà giáo và xin ý kiến đóng góp, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo vàCán bộ quản lý giáo dục, chia sẻ: Luật NhàGiáo đã và đang được soạn thảo kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu và tham vấn rộngrãi để đảm bảo tạo động lực và củng cố tất cả nhà giáo trở thành những lựclượng có trình độ, tận tụy, có trách nhiệm và thành thạo trong nghề này, cho dùhọ ở đâu. Chúng tôi đánh giá cao những cuộc đối thoại như vậy với những ngươìtham gia trong nước và quốc tế thông qua hội thảo hôm nay.

Trao đổi về chươngtrình Hội thảo, bà Miki Nozawa, Trưởng ban Giáo dục, UNESCO Việt Nam, cho biết: Hội thảo là minh chứng sống động cho cam kếtchung của UNESCO và Bộ GD&ĐT trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của Nhàgiáo thông qua khung chính sách và pháp lý tại Việt Nam, một đất nước đang thayđổi nhanh chóng, đặc biệt đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng Ngày Nhà giáo Thếgiới (5/10) và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Bà Valerie Djioze-Gallet, đại diệnBan Phát triển Nhà giáo viên (Trụ sở chính của UNESCO), cho hay: UNESCO hoan nghênh chương trình nghị sự hàngđầu của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường các chính sách và luật phápdành cho nhà giáo và sẵn sàng phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội tiếp tụccung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho đất nước này nhằm giải quyết các thách thức, chẳnghạn như việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và minh chứng liên quan đến nhàgiáo, tình trạng thiếu hụt nhà giáo và phát triển chuyên môn...

-----

[1] Báo cáo của UNESCO do Ủy ban Quốc tế vềTương lai của Giáo dục công bố năm 2021 có tựa đề "Cùng hı̀nh dung lạitương lai của chúng ta - Khế ước xã hội mới cho giáo dục"

Hoàng Minh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/doi-thoai-ve-khung-chinh-sach-va-phap-ly-quoc-te-danh-cho-nha-giao-20241126233633984.htm