Đón đọc giai phẩm Giác Ngộ Xuân Ất Tỵ (2025) để tiếp nhận lời chia sẻ của các bậc tôn túc

Báo Tết luôn được chờ đợi, là món quà tinh thần ý nghĩa để trao nhau, mang không khí Xuân thiền vị về cho các không gian ở tự viện, tư gia người Phật tử…

Điều quan trọng hơn, là dịp để được đọc những lời chúc Tết, kể chuyện xuân xưa cùng những câu chuyện thú vị khác của các bậc tôn túc, chư vị giáo phẩm Tăng Ni, về ký ức mùa xuân, sự tu tập cùng những chia sẻ chắt chiu từ quá trình học và tu, giá trị của cả một đời người.

Giai phẩm Giác Ngộ Xuân Ất Tỵ 2025 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn/BGN

Giai phẩm Giác Ngộ Xuân Ất Tỵ 2025 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn/BGN

Do đó, trong giai phẩm Giác Ngộ Xuân Ất Tỵ (2025) có sự hiện diện của Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng qua Thư chúc Tết truyền thống với thông điệp gìn giữ “tính sáng” - từ tư tưởng của Đức Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, điều căn bản để sống an lạc, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Hơn thế nữa, cũng trong giai phẩm này có bài viết mới nhất của Đức Pháp chủ, về “Một đạo Phật phù hợp với tâm hồn của dân tộc Việt”, bày tỏ những nhận định trước các hiện tượng tôn giáo tư biện với danh nghĩa tìm về “Phật giáo nguyên chất ở Ấn Độ”…

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ cũng có bài trong số này, với hành văn giản dị vốn có, chia sẻ về một điều mà ai cũng mong muốn có được, đó là “Niềm vui trong đạo”.

Chư vị Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhật Quang (Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Thành (Quảng Nam)… cũng có những chia sẻ thú vị về niềm vui lớn nhất của người tu và cái Tết đầu tiên ở chùa…

Bên cạnh đó, còn có nhiều nội dung phong phú, như: Đức Di Lặc trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, một nghiên cứu ngắn về sự dịch chuyển khác biệt của Đức Di Lặc qua các nền văn hóa Ấn, Nhật, Hàn, Trung…; Thúc đẩy hòa bình bằng đạo đức phổ quát; Những giá trị vượt thời gian; Nhật nguyệt chiếu diệu; Không chỉ là xuân của đất trời; Xuân huy hoàng; Kiến tạo tâm Xuân từ nền tảng Bát chánh đạo; Đi dạo mùa xuân; Đọc lại người xưa; Tết Huế; Món quà lạ thường của vô thường; Thư gửi Sài Gòn; Tết tỉnh thức; Lòng đang Tết; Lật trang báo xưa tìm hương xuân cũ; An Khê - nơi linh địa tối cổ nhất ở Đông Nam Á; Hình tượng rắn trong văn hóa Phật giáo Việt Nam; Rắn thần trong văn hóa Thái Lan: Sự giao thoa giữa tín ngưỡng bản địa và ánh sáng Phật giáo; Đi tìm mùa xuân qua những vần thơ; Miền nhớ...

Với các tác giả: Hòa thượng Thích Giác Toàn (Trần Quê Hương), Thượng tọa Thích Tâm Hạnh (thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã), Thượng tọa Thích Thông Huệ, Tỳ-kheo Giác Nhường, Thượng tọa Thích Nguyên Hùng, Đại đức Thích Quảng Hậu, Ni trưởng Thích nữ Như Đức (thiền viện Viên Chiếu), Ni sư Thích nữ Hạnh Chiếu (thiền viện Trí Đức Ni), Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Cao Huy Hóa, Nghi Thủy, Thi Bùi (Hoa Kỳ), Chu Minh Khôi, Tiểu Trúc, Trần Lê Sơn Ý, Lưu Đình Long, Trung Tín, Tiêu Dao, Tâm Không Vĩnh Hữu…

Giai phẩm Giác Ngộ Xuân Ất Tỵ 2025 gồm 130 trang, in 4 màu trên giấy Matt, trình bày trang nhã, trong đó có các trang chúc Tết của chư tôn đức giáo phẩm, các ban ngành, viện, Ban Trị sự các cấp…; giá bìa 35.000/cuốn, là món quà tinh thần để tặng nhau một cách ý nghĩa, đạo vị.

Bấm vào đây để liên hệ đặt báo trực tuyến.

Tòa soạn

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn/don-doc-giai-pham-giac-ngo-xuan-at-ty-2025-de-tiep-nhan-loi-chia-se-cua-cac-bac-ton-tuc-post74279.html