Điều gì đã khiến tiêm kích Rafale trở nên hấp dẫn đến vậy, khi góp công lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng ấn tượng cho ngành hàng không vũ trụ châu Âu đang có phần trì trệ.
Chiếc Rafale mang lại những lợi ích độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh của nó không có, và điều này thực sự đã mang tới khoản lợi nhuận đáng kể cho Tập đoàn Dassault Aviation.
Họ không chỉ nhận được lượng đơn đặt hàng số lượng lớn mà còn đang củng cố đáng kể vị thế của mình trên thị trường vũ khí. Những con số thống kê đầy ấn tượng mà Rafale thu về cho Dassault Aviation trong những năm qua là một minh chứng rõ ràng.
Chỉ riêng trong năm 2022, Dassault Aviation đã đảm bảo đơn đặt hàng cho 92 chiếc Rafale. Sau đó họ tiến thêm một bước nữa vào năm 2023 bằng cách bán thêm 60 máy bay. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, họ đã bán được 18 chiếc nữa.
Điều đáng chú ý là 18 tiêm kích nói trên chính là kết quả từ khoản thanh toán cuối cùng của Indonesia, được thực hiện khi quốc gia Đông Nam Á này đặt hàng trở lại vào tháng 9/2022.
Sự gia tăng đơn đặt hàng cho biến thể thế hệ thứ năm (Rafale F5 hoặc Super Rafale), Dassault Aviation một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý, lần này là trong nước, với số lượng ấn tượng lên đến 42 chiếc cho Không quân và Hải quân Pháp.
Nhu cầu gia tăng đã thúc đẩy việc nâng cao tốc độ sản xuất. Ban đầu, công ty chỉ sản xuất 2 chiếc Rafale mỗi tháng, nhưng con số này có thể tăng lên 3 hoặc thậm chí 4 chiếc trong thời gian tới.
Giám đốc điều hành của Dassault Aviation - ông Eric Trappier khẳng định họ được trang bị đầy đủ cả về năng lực cơ sở hạ tầng và nhân sự, do vậy luôn sẵn sàng đảm nhận việc tăng cường sản xuất Rafale.
Vị CEO sôi nổi chia sẻ với tờ báo Pháp Le Tribune: “Sản lượng của chúng tôi đã tăng từ dưới một đơn vị trong năm 2020 đầy nghiệt ngã lên 3 đơn vị hiện nay. Chúng tôi hướng tới con số 4 máy bay hàng tháng trong thời gian tới”.
Tuy nhiên tiềm năng xuất khẩu của Rafale chưa đến mức trần. Với khả năng phục hồi nhu cầu từ các khách hàng quan trọng như Indonesia, họ rất có thể thuyết phục các nước láng giềng, như Malaysia và Singapore tham gia vào xu hướng trên.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao Rafale của Dassault Aviation lại có nhu cầu lớn như vậy ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông không?
Theo trang web chính thức của Dassault Aviation, sức hấp dẫn của tiêm kích Rafale nằm ở tính linh hoạt khi nó được thiết kế khéo léo để thực hiện vô số vai trò trong mọi lĩnh vực.
Chiếc máy bay chiến đấu ấn tượng này - một sản phẩm của sức mạnh của Pháp được phân loại thuộc thế hệ 4,5, có nhiều nhiệm vụ mà nó có thể đảm nhận, từ phòng không, răn đe hạt nhân, triển khai sức mạnh và thực hiện các phi vụ tấn công sâu.
Rafale hỗ trợ trên không cho lực lượng mặt đất và thực hiện vai trò trinh sát. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là huấn luyện phi công cho một cuộc tấn công bất ngờ.
Những thuộc tính phi kỹ thuật cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tiêm kích Rafale, khiến Dassault Aviation nhận một loạt đơn đặt hàng từ nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông.
Sức hấp dẫn này càng được nhấn mạnh bởi khả năng người mua có thể dễ dàng tiếp cận. Đặc điểm này là do các chính sách của nhà sản xuất hầu như không bị ảnh hưởng bởi địa chính trị.
Điều này trái ngược với những gì Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ, Airbus hoặc BAE Systems của Anh triển khai, khi bao giờ cũng kèm theo nhiều điều khoản sử dụng.
Trở ngại gần như là duy nhất đối với chiếc Rafale hiện nay chỉ là giá thành, mỗi chiến đấu cơ kèm theo vũ khí và gói bảo trì lên tới trên 150 triệu euro, tức là đắt hơn nhiều khi đặt cạnh tiêm kích F-35 Lightning II thuộc thế hệ thứ năm.