Dòng chảy văn hóa Phật giáo Việt Nam qua triển lãm 87 bảo vật quốc gia

Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025, triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt Nam đang diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh) giới thiệu đến người xem 87 phiên bản và hình ảnh bảo vật quốc gia tiêu biểu liên quan đến Phật giáo. Thông qua các hiện vật, triển lãm 'kể lại' câu chuyện về dòng chảy văn hóa Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Hoạt động nằm trong chương trình triển lãm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Đại lễ Vesak 2025. Triển lãm nhằm giới thiệu khái quát về văn hóa Phật giáo Việt Nam trên các khía cạnh ngôn ngữ, pháp phục, kiến trúc, di sản.

Bên cạnh việc trưng bày các bảo vật quốc gia, triển lãm còn giới thiệu hệ thống hình ảnh, tư liệu và trích đoạn thuyết minh nhằm làm nổi bật giá trị đặc biệt của các hiện vật đang được lưu giữ tại nhiều bảo tàng, tự viện và di tích trên cả nước.

Hình ảnh chim anh vũ bằng gỗ, từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18). Ảnh: Nguyên Phong

Hình ảnh chim anh vũ bằng gỗ, từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18). Ảnh: Nguyên Phong

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam cách đây khoảng 2000 năm. Với triết lý đạo đức, nhân sinh sâu sắc, tính chất từ bi, hỉ xả, bao dung, độ lượng, phù hợp với tâm tính người Việt Nam nên Phật giáo dễ dàng thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Với tinh thần tùy duyên, nhập thế, Phật giáo đã lan tỏa, chuyển hóa trên khắp các vùng miền của đất nước; trên một nền tảng tư tưởng chung của Phật pháp tạo nên những đặc trưng, sắc thái phong phú hình thành văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Gốm men lam xám, thời nhà Mạc (thế kỷ 16). Ảnh: Nguyên Phong

Gốm men lam xám, thời nhà Mạc (thế kỷ 16). Ảnh: Nguyên Phong

Trong lịch sử phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là thời Lý - Trần (thế kỷ 11 - 14), Phật giáo đã trở thành “quốc giáo”, chi phối mạnh mẽ tới tư tưởng, học thuật, văn học và nghệ thuật của đất nước.

Mặc dù có lúc thăng trầm song Phật giáo vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, thậm chí, Phật giáo đã trở thành một bộ phận cấu thành văn hóa Việt Nam, hòa quyện cùng văn hóa bản địa trở thành “mạch ngầm văn hóa” tạo nền tảng cho sự bảo tồn, phát triển văn hóa Việt Nam.

Pháp phục Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Nguyên Phong

Pháp phục Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Nguyên Phong

Để có được sức sống mãnh liệt suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đặc biệt, tinh thần Phật giáo, mọi lúc, mọi nơi, dưới nhiều hình thức luôn được lan tỏa trong đời sống người dân và dần trở thành những giá trị, đặc trưng văn hóa dân tộc, góp phần hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo nền tảng tinh thần vững chắc cho sự hội nhập quốc tế, phát triển đất nước một cách bền vững.

Phiên bản tháp thời Lý tại chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Nguyên Phong

Phiên bản tháp thời Lý tại chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Nguyên Phong

Bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - bản duy nhất tại triển lãm có tỷ lệ đúng bản gốc. Các phiên bản khác tỷ lệ nhỏ hơn từ 50% đến 70%. Ảnh: Nguyên Phong

Bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - bản duy nhất tại triển lãm có tỷ lệ đúng bản gốc. Các phiên bản khác tỷ lệ nhỏ hơn từ 50% đến 70%. Ảnh: Nguyên Phong

Phiên bản tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Nguyên Phong

Phiên bản tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Nguyên Phong

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm chùa Báo Ân. Ảnh: Nguyên Phong

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm chùa Báo Ân. Ảnh: Nguyên Phong

Phiên bản tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở (Hưng Yên), chế tác thế kỷ 19, công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2018. Ảnh: Nguyên Phong

Phiên bản tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Mễ Sở (Hưng Yên), chế tác thế kỷ 19, công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2018. Ảnh: Nguyên Phong

Tượng Tuyết Sơn chùa Mía (Hà Nội) chế tác trong thế kỷ 17-18. Ảnh: Nguyên Phong

Tượng Tuyết Sơn chùa Mía (Hà Nội) chế tác trong thế kỷ 17-18. Ảnh: Nguyên Phong

Phiên bản Bộ tượng Tam Thế ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Ảnh: Nguyên Phong

Phiên bản Bộ tượng Tam Thế ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Ảnh: Nguyên Phong

Tượng Phật Pháp Vân (giữa) ở chùa Dâu (Bắc Ninh), niên đại thế kỷ 16, được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2017. Ảnh: Nguyên Phong

Tượng Phật Pháp Vân (giữa) ở chùa Dâu (Bắc Ninh), niên đại thế kỷ 16, được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2017. Ảnh: Nguyên Phong

Tịnh Độ Tạng bao gồm 25 tập, tuyển chọn, biên soạn hơn 120 tác phẩm kinh, luận, chú, sớ, sao, cũng như các trước tác học thuật của các hành giả và học giả nổi tiếng trên thế giới, cùng với bộ Đại Từ Điển Tịnh Độ chuyên biệt. Trong đó mô tả về Tịnh độ Di Đà, Di Lặc, Duy Ma,... Ảnh: Nguyên Phong

Tịnh Độ Tạng bao gồm 25 tập, tuyển chọn, biên soạn hơn 120 tác phẩm kinh, luận, chú, sớ, sao, cũng như các trước tác học thuật của các hành giả và học giả nổi tiếng trên thế giới, cùng với bộ Đại Từ Điển Tịnh Độ chuyên biệt. Trong đó mô tả về Tịnh độ Di Đà, Di Lặc, Duy Ma,... Ảnh: Nguyên Phong

Ba pho tượng Tam Thế ở chùa Linh Ứng (Bắc Ninh), thế kỷ 17, công nhận bảo vật Quốc gia năm 2013. Ảnh: Nguyên Phong

Ba pho tượng Tam Thế ở chùa Linh Ứng (Bắc Ninh), thế kỷ 17, công nhận bảo vật Quốc gia năm 2013. Ảnh: Nguyên Phong

Bộ Kinh từ thời Nguyễn. Ảnh: Nguyên Phong

Bộ Kinh từ thời Nguyễn. Ảnh: Nguyên Phong

Không gian trà đạo. Ảnh: Nguyên Phong

Không gian trà đạo. Ảnh: Nguyên Phong

Khu vực biểu diễn nhạc cụ truyền thống. Ảnh: Tuyết Hồng

Khu vực biểu diễn nhạc cụ truyền thống. Ảnh: Tuyết Hồng

Phật tử tham quan, chiêm bái không gian triển lãm. Ảnh: Tuyết Hồng

Phật tử tham quan, chiêm bái không gian triển lãm. Ảnh: Tuyết Hồng

Bên cạnh các phiên bản trưng bày là hình ảnh, tư liệu giới thiệu về giá trị của các bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Nguyên Phong

Bên cạnh các phiên bản trưng bày là hình ảnh, tư liệu giới thiệu về giá trị của các bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Nguyên Phong

Các bảo vật không chỉ dừng lại ở tượng thờ, phù điêu hay pháp khí mà còn bao gồm kinh sách cổ, mộc bản, hiện vật thờ tự... mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo từ các triều đại Lý, Trần, Lê đến Nguyễn. Ảnh: Nguyễn Phong

Các bảo vật không chỉ dừng lại ở tượng thờ, phù điêu hay pháp khí mà còn bao gồm kinh sách cổ, mộc bản, hiện vật thờ tự... mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo từ các triều đại Lý, Trần, Lê đến Nguyễn. Ảnh: Nguyễn Phong

Bổ sung cho phần trưng bày các bảo vật, triển lãm còn giới thiệu những không gian văn hóa đặc sắc như nhạc cụ truyền thống, trà đạo, pháp phục, sắc phong, tranh ảnh... Mỗi khu vực đều thể hiện giá trị thẩm mỹ đồng thời hàm chứa tâm hồn, phong tục và bản sắc dân tộc.

Đại lễ Vesak 2025, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”, diễn ra từ ngày 6 đến 8-5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (TPHCM). Sự kiện thu hút hơn 2.700 đại biểu, trong đó có khoảng 1.250 khách quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sự kiện do Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai, sau các kỳ tổ chức tại Hà Nội (2008), Ninh Bình (2014) và Hà Nam (2019).

Nguyên Phong

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/dong-chay-van-hoa-phat-giao-viet-nam-qua-trien-lam-87-bao-vat-quoc-gia/