ĐỘNG LỰC TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÔNG KHÓI
Từ đầu năm tới nay, ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng rất ấn tượng. Trong 8 tháng qua, đã có 8,47 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 29,7%, trong đó riêng tháng 8-2017 có 1,23 triệu lượt khách quốc tế.
Chính vì vậy, từ chỉ tiêu tăng trưởng ban đầu là 15% và đạt 11,5 triệu lượt khách quốc tế, Chính phủ đã điều chỉnh, yêu cầu ngành du lịch phải tăng trưởng 30%, phấn đấu đạt 13-15 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2017. Điều này hoàn toàn khả thi, bởi cuối năm nay, Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện APEC 2017, dự báo sẽ đón rất đông khách quốc tế.
Du lịch đang thực sự trở thành điểm tựa phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh một số ngành kinh tế trụ cột bị suy giảm nghiêm trọng. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng đúng theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Theo đó, đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam sẽ thu hút được 17-20 triệu lượt khách quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; du lịch sẽ đóng góp hơn 10% GDP, với tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với một đường bờ biển tới 3.260km, kéo dài ở cả 3 miền của đất nước, cùng với đó là rừng núi, sông ngòi, thác ghềnh, hang động hùng vĩ, đa dạng mà ít nơi trên thế giới có được. Con người Việt Nam thân thiện, mến khách. Trong lúc tình hình an ninh ở nhiều nơi trên thế giới rất phức tạp thì Việt Nam vẫn nổi tiếng là điểm đến an toàn. Như thế, Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển ngành công nghiệp du lịch-ngành công nghiệp không khói.
Thế nhưng, để du lịch thực sự trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính, bền vững của quốc gia thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Hiện nay, kinh doanh du lịch còn mang tính chộp giật, “chặt chém”; nạn chèo kéo, đeo bám du khách còn diễn ra; cảnh quan, quy hoạch du lịch còn bị phá vỡ; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn; quảng bá du lịch còn hạn chế; chi tiêu của du khách còn ít... Mặc dù Chính phủ đã chủ động cho phép miễn visa với một số quốc gia, trong đó có công dân 5 nước Tây Âu, 4 nước Bắc Âu, ASEAN, Nga, Hàn Quốc... nhưng chính sách visa cho khách du lịch nước ngoài còn khá chặt so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đáng nói, do sự thiếu ý thức mà nhiều danh thắng ngập tràn rác thải, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch và hình ảnh con người, đất nước Việt Nam. Phần lớn những tồn tại trên xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, hoàn toàn có thể thay đổi nếu có nhận thức, cách quản lý, cách làm du lịch đúng đắn.
Ở nơi này, nơi khác, chúng ta vẫn nghe, vẫn chứng kiến những chuyện vì sự phát triển của những ngành công nghiệp khác mà gây tác hại, làm mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường du lịch. Nếu đã coi du lịch là một mũi nhọn phát triển kinh tế của đất nước, là ngành công nghiệp không khói thì cần phải thay đổi cách ứng xử với môi trường du lịch. Cùng với đó, cần phải xây dựng một tư duy rằng, nguồn thu từ du lịch không chỉ là từ tham quan, nghỉ dưỡng, mà còn có nguồn thu rất lớn từ hoạt động mua sắm của du khách. Vì vậy, cần có sự phối hợp, kết nối của ngành du lịch với các ngành sản xuất, thương mại để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mắt, độc đáo, tạo ra các tour du lịch mua sắm để tăng tỷ lệ chi tiêu của du khách.
Ngành du lịch rõ ràng đang là thế mạnh quốc gia của Việt Nam. Để tận dụng tốt nhất thế mạnh ấy cần có chiến lược và cách làm phù hợp. Và cần phải có sự vào cuộc đầy trách nhiệm của mọi người trong xã hội trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường du lịch.
HỒ QUANG PHƯƠNG
Động lực từ ngành công nghiệp không khói
Từ đầu năm tới nay, ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng rất ấn tượng. Trong 8 tháng qua, đã có 8,47 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 29,7%, trong đó riêng tháng 8-2017 có 1,23 triệu lượt khách quốc tế. Chính vì vậy, từ chỉ tiêu tăng trưởng ban đầu là 15% và đạt 11,5 triệu lượt khách quốc tế, Chính phủ đã điều chỉnh, yêu cầu ngành du lịch phải tăng trưởng 30%, phấn đấu đạt 13-15 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2017. Điều này hoàn toàn khả thi, bởi cuối năm nay, Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện APEC 2017, dự báo sẽ đón rất đông khách quốc tế.
Du lịch đang thực sự trở thành điểm tựa phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh một số ngành kinh tế trụ cột bị suy giảm nghiêm trọng. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng đúng theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Theo đó, đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam sẽ thu hút được 17-20 triệu lượt khách quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; du lịch sẽ đóng góp hơn 10% GDP, với tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với một đường bờ biển tới 3.260km, kéo dài ở cả 3 miền của đất nước, cùng với đó là rừng núi, sông ngòi, thác ghềnh, hang động hùng vĩ, đa dạng mà ít nơi trên thế giới có được. Con người Việt Nam thân thiện, mến khách. Trong lúc tình hình an ninh ở nhiều nơi trên thế giới rất phức tạp thì Việt Nam vẫn nổi tiếng là điểm đến an toàn. Như thế, Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển ngành công nghiệp du lịch-ngành công nghiệp không khói.
Thế nhưng, để du lịch thực sự trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính, bền vững của quốc gia thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Hiện nay, kinh doanh du lịch còn mang tính chộp giật, “chặt chém”; nạn chèo kéo, đeo bám du khách còn diễn ra; cảnh quan, quy hoạch du lịch còn bị phá vỡ; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn; quảng bá du lịch còn hạn chế; chi tiêu của du khách còn ít... Mặc dù Chính phủ đã chủ động cho phép miễn visa với một số quốc gia, trong đó có công dân 5 nước Tây Âu, 4 nước Bắc Âu, ASEAN, Nga, Hàn Quốc... nhưng chính sách visa cho khách du lịch nước ngoài còn khá chặt so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đáng nói, do sự thiếu ý thức mà nhiều danh thắng ngập tràn rác thải, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch và hình ảnh con người, đất nước Việt Nam. Phần lớn những tồn tại trên xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, hoàn toàn có thể thay đổi nếu có nhận thức, cách quản lý, cách làm du lịch đúng đắn.
Ở nơi này, nơi khác, chúng ta vẫn nghe, vẫn chứng kiến những chuyện vì sự phát triển của những ngành công nghiệp khác mà gây tác hại, làm mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường du lịch. Nếu đã coi du lịch là một mũi nhọn phát triển kinh tế của đất nước, là ngành công nghiệp không khói thì cần phải thay đổi cách ứng xử với môi trường du lịch. Cùng với đó, cần phải xây dựng một tư duy rằng, nguồn thu từ du lịch không chỉ là từ tham quan, nghỉ dưỡng, mà còn có nguồn thu rất lớn từ hoạt động mua sắm của du khách. Vì vậy, cần có sự phối hợp, kết nối của ngành du lịch với các ngành sản xuất, thương mại để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mắt, độc đáo, tạo ra các tour du lịch mua sắm để tăng tỷ lệ chi tiêu của du khách.
Ngành du lịch rõ ràng đang là thế mạnh quốc gia của Việt Nam. Để tận dụng tốt nhất thế mạnh ấy cần có chiến lược và cách làm phù hợp. Và cần phải có sự vào cuộc đầy trách nhiệm của mọi người trong xã hội trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường du lịch.
Nguồn QĐND: http://www.qdnd.vn/dien-dan-chu-nhat/dong-luc-tu-nganh-cong-nghiep-khong-khoi-517342