Dòng tiền suy yếu, các chỉ số chính tiếp tục giao dịch trái chiều
Chỉ có 3.700 tỷ đồng rót vào VN-Index sau phiên sáng. Sàn HNX ở mức 492 tỷ. Dòng tiền có dấu hiệu rời khỏi VN-Index. VN-Index đã có liên tiếp 4 phiên giao dịch dưới 10.000 tỷ đồng/phiên.
Hôm qua (20/4), thị trường Mỹ đã có một phiên giảm nhẹ, chỉ số Dow Jones giảm 0.33% còn 33,786 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 0.6% còn 4129 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.8% còn 12,059 điểm.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, thị trường châu Á đa phần đỏ Nikkei 225 giảm 0.07%, ShangHai giảm 0.22%, SZSE Component giảm 0.36%, Hang Seng giảm 0.23%, KOSPI giảm 0.73%, S&P/ASX 200 giảm 0.37%.
Chỉ số phái sinh VN30F2304 mở phiên ATO tăng 0.8 điểm từ 1,047 điểm lên 1,047.8 điểm. Vào 9h37 VN30F2304 khớp ở mức 1,046.4 điểm.
Sau ATO, VN-Index giảm 1.22 điểm (0.12%) còn 1,048.03 điểm. VN30 giảm 1.27 điểm (0.12%) lên 1,052.34 điểm. HNX-Index tăng 1.17 điểm (0.57%) lên 207.78 điểm, UPCoM tăng 0.36 điểm (0.46%) lên 78.21 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá / số cổ phiếu giảm giá là 144 (1cổ phiếu trần)/122 (1 cổ phiếu sàn).
Rổ VN30 đang có 8 cổ phiếu tăng giá, 17 cổ phiếu giảm giá. Ba cổ phiếu tăng giá tốt nhất trong nhóm VN30 là SSI (2.4%); PLX (1%); VPB (0.8%). 3 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trong rổ là NVL (-1.4%); VHM (-1.4%); PDR (-3.4%).
Trong VN30 cổ phiếu bất động sản đang hoạt động không tốt. Cả thị trường ngành bất động sản cũng đang giảm 0.61% là cổ phiếu tác động xấu nhất tới VN-Index. Phía đối nghịch cổ phiếu chứng khoán đang tăng 1.69% là nhóm cổ phiếu tác động tốt nhất tới thị trường.
VN-Index vẫn đang trong trạng thái giằng co, với gần 2.500 tỷ rót vào VN-Index sau 1 tiếng rưỡi giao dịch. Cổ phiếu ngành than hôm nay hoạt động kém: MDC (-2.21%); TC6 (-4.08%); TDN (-4.24%)…
Ngành chứng khoán có dấu hiệu thăng hoa, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành có kết quả kinh doanh kém hơn quý 1/2022 nhưng đã quay trở lại có lợi nhuận đáng kể. Một số cổ phiếu hôm nay đang tăng mạnh: AGR (3.65%); BSI (3.56%); MBS (2.4%); SSI (2.84%); VDS (2.52%).
Kết phiên giao dịch buổi sáng, đà giằng co trong tham chiếu của VN-Index bị suy yếu. VN-Index giảm gàn điểm, dừng ở 1,048.27 điểm; Khối lượng giao dịch đạt hơn 206.408 triệu đơn vị, tương ứng hơn 3,711.469 tỷ đồng. Toàn sàn có 156 mã tăng giá, 70 mã tham chiếu và 169 mã giảm giá.
Rổ VN30 giảm gần 2 điểm, ở mức 1,052.06 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 61.326 triệu đơn vị, tương ứng 1,363.973 tỷ đồng. Toàn sàn có 8 mã tăng, 5 mã đứng giá và 17 mã giảm. Giảm sâu nhất là PDR (-3 %) với khối lượng khớp lệnh gần 8 triệu đơn vị. Tiếp đến là HDB (-1,6%) và MWG (-1,5%), tuy nhiên khối lượng giao dịch không đáng kể. Chứng khoán SSI tăng 3% với khối lượng giao dịch hơn 14 triệu đơn vị, cao nhất trong rổ đã kéo đà giảm của sàn không bị xuống sâu.
HNX-Index tăng nhẹ, ở mức 207.86 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 39.017 triệu đơn vị, tương ứng hơn 492.220 tỷ đồng. Toàn sàn có 63 mã tăng giá, 65 mã đứng giá và 70 mã giảm giá.
Upcom tăng nhẹ, lên 78.17 điểm với khối lượng giao dịch đạt 32.581 triệu đơn vị, tương ứng 606.876 tỷ đồng. Toàn sàn có 141 mã tăng giá, 82 mã đứng giá và 104 mã giảm giá.
Đà giằng co kéo dài trong suốt cả tuần khi các chỉ số chính liên tục đi ngang cùng với khối lượng giao dịch liên tục nằm dưới mức trung bình 20 ngày.
Trong phiên giao dịch sáng 21/4/2023, VN-Index giảm điểm trở lại, các mẫu hình nến thân nhỏ xuất hiện thường xuyên trong tuần (4/5 phiên). Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index cho thấy tâm lý giằng co mạnh của nhà đầu tư.
Chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục đi xuống và đang hướng về vùng quá bán (oversold). Mặt khác, giá đang nằm dưới cả hai đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày nên xu hướng rất bi quan.
Sàn HNX-Index trong phiên giao dịch sáng 21/4/2023 có sự hồi phục và có thời điểm gần đạt mức giá cao nhất tuần. Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index cho thấy lực mua đã quay trở lại. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức thấp (dưới trung bình 20 ngày kể từ đầu tuần) cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư.
Trong phiên giao dịch ngày 21/4/2023, VIC tiếp tục xuất hiện mẫu hình nến gần giống Hammer cho thấy sự giằng co là vẫn còn. Fibonacci Retracement 161.8% (tương đương vùng 52,000 - 53,000) được đánh giá là khá mạnh và đã trụ vững trong thời gian qua.
Khối lượng giao dịch đang nằm dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này cần được cải thiện trong các phiên tới.
Giá cổ phiếu VJC xuất hiện mẫu hình nến Black Marubozu và tiếp tục duy trì tại vùng hỗ trợ trong phiên giao dịch ngày 21/4/2023. Chỉ báo Stochastic Oscillator sắp cho tín hiệu bán trở lại, nếu tín hiệu này xuất hiện thì tình hình trong ngắn hạn sẽ bi quan hơn.
Đáy cũ tháng 2/2023 (tương đương vùng 95,000-100,000) sẽ là hỗ trợ chính của VJC trong thời gian tới.