Đột nhập buồng lái tiêm kích mạnh nhất Pháp Rafale

Rafale là tiêm kích đa nhiệm hiện đại nhất Không quân Pháp và cũng là một trong những tiêm kích hàng đầu thế giới.

Cận cảnh ghế ngồi của phi công trên tiêm kích đa nhiệm Rafale Không quân Pháp

Cận cảnh ghế ngồi của phi công trên tiêm kích đa nhiệm Rafale Không quân Pháp

Rafale là sản phẩm của tập đoàn Dassault Aviation - một trong những hãng chế tạo máy bay lâu đời nhất thế giới. Tiêm kích này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1986.

Rafale là sản phẩm của tập đoàn Dassault Aviation - một trong những hãng chế tạo máy bay lâu đời nhất thế giới. Tiêm kích này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1986.

Buồng lái của Rafale được thiết kế rất hiện đại, hệ thống điện tử chạy trên cơ chế tích hợp dữ liệu. Máy tính thông minh sẽ chọn và ưu tiên thông tin để hiển thị cho phi công nhằm đơn giản hóa thao tác kiểm soát tình huống.

Ghế ngồi của phi công được thiết kế nghiêng 29 độ về phía sau nhằm giảm sự tác động của gia tốc trọng trường lên phi công.

Ghế ngồi của phi công được thiết kế nghiêng 29 độ về phía sau nhằm giảm sự tác động của gia tốc trọng trường lên phi công.

 Phần phía sau ghế ngồi phi công.

Phần phía sau ghế ngồi phi công.

 Buồng lái có 3 màn hình cảm ứng LCD khổ rộng, trong đó màn hình ở giữa hiển thị bản đồ chiến thuật, màn hình bên trái hiển thị thông tin về các loại vũ khí và màn hình bên phải hiển thị trạng thái máy bay.

Buồng lái có 3 màn hình cảm ứng LCD khổ rộng, trong đó màn hình ở giữa hiển thị bản đồ chiến thuật, màn hình bên trái hiển thị thông tin về các loại vũ khí và màn hình bên phải hiển thị trạng thái máy bay.

Buồng lái Rafale có giao diện người-máy cho phép phi công kiểm soát tốt trạng thái máy bay cũng như các mục tiêu trong môi trường chiến thuật phức tạp.

Buồng lái Rafale có giao diện người-máy cho phép phi công kiểm soát tốt trạng thái máy bay cũng như các mục tiêu trong môi trường chiến thuật phức tạp.

Cận cảnh hệ thống cảm biến quang-điện tử OSF phía trước buồng lái của tiêm kích Rafale. Hệ thống này có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly tới 100 km.

Cận cảnh hệ thống cảm biến quang-điện tử OSF phía trước buồng lái của tiêm kích Rafale. Hệ thống này có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly tới 100 km.

 Rafale được trang bị 2 động cơ phản lực Snecma M88 cung cấp 50kN lực đẩy thô và 75 kN khi sử dụng buồng đốt 2 lần. Hệ thống động lực này giúp Rafale đạt tốc độ tối đa 1.912 km/h.

Rafale được trang bị 2 động cơ phản lực Snecma M88 cung cấp 50kN lực đẩy thô và 75 kN khi sử dụng buồng đốt 2 lần. Hệ thống động lực này giúp Rafale đạt tốc độ tối đa 1.912 km/h.

 Cận cảnh móc đuôi sử dụng để hạ cánh trên tàu sân bay. Biến thể Rafale M được chế tạo để hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp.

Cận cảnh móc đuôi sử dụng để hạ cánh trên tàu sân bay. Biến thể Rafale M được chế tạo để hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle của Hải quân Pháp.

Phần móc hãm để móc vào máy phóng khi cất cánh từ tàu sân bay sử dụng hệ thống phóng thủy lực.

Phần móc hãm để móc vào máy phóng khi cất cánh từ tàu sân bay sử dụng hệ thống phóng thủy lực.

Quốc Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/vu-khi/dot-nhap-buong-lai-tiem-kich-manh-nhat-phap-rafale-403420.html