Dự án chậm triển khai mấu chốt do lập dự án sơ sài, chưa tính kỹ hoặc vội vàng
i biểu cho rằng mấu chốt vấn đề là việc xây dựng kế hoạch lập dự án còn sơ sài, chưa tính kỹ hoặc vội vàng nên dẫn việc có nhiều dự án sử dụng đất chậm triển khai.
Tại Kỳ họp thứ tư HĐND TP Hà Nội khóa XVI, ngày 8/4, các đại biểu HĐND TP đã thảo luận tại tổ về các nội dung được UBND TP trình tại Kỳ họp. Trong đó, đáng chú ý, các đại biểu đề nghị TP quan tâm gỡ vướng các dự án chậm triển khai.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: KTĐT
Bài liên quan
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính 2.879 trường hợp, hơn 7,3 tỷ đồng
Hà Nội còn hiện tượng nhân dân tự ý đứng ra tu bổ, tự ý phá di tích cổ
HĐND TP Hà Nội họp xem xét 10 dự án xây dựng cơ bản tập trung cấp Thành phố
Đối với các dự án sử dụng đất chậm triển khai, theo ông Phạm Quang Thanh, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho rằng nên cân nhắc chuyện giao dự án nhanh, đúng quy trình thủ tục, nhưng nếu chậm triển khai sau 24 tháng thì dứt khoát phải thu hồi.
“Mặc dù luật đã quy định, nhưng thực tiễn để làm thì không hề đơn giản. Đặc biệt có nhiều dự án GPMB dở dang nên rất khó để thu hồi. Cơ chế để thu lại dự án đó cho nhà đầu tư mới cũng đang gặp nhiều vướng mắc. Nếu chúng ta không có cơ chế thu hồi dự án từ nhà đầu tư cũ, giao lại dự án cho nhà đầu tư mới rõ ràng, nhanh, kịp thời thì dự án đó lại thành dự án treo”, ông Phạm Quang Thanh trăn trở.
Ông Nguyễn Văn Luyến - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC cho rằng, số lượng các dự án chậm triển khai, chưa đảm bảo hiệu quả sử dụng đất là vấn đề nhức nhối.
“Các cơ quan ban ngành cần phân định rõ từng hạng mục công trình dự án, nguyên nhân chậm triển khai. Đối với các dự án chủ đầu tư đang có nhưng vướng mắc về cơ chế chính sách, vướng mắc yếu tố pháp lý thì đề nghị lãnh đạo thành phố, sở ngành giải bài toán này để chủ đầu tư triển khai dự án”, ông Nguyễn Văn Luyến nói.
Mặt khác, phải quản lý sát sao hơn công tác đấu thầu, đấu giá các dự án, tránh tình trạng chủ đầu tư không đủ năng lực thực sự để triển khai. Đối với các doanh nghiệp có quyền sử dụng đất hợp pháp muốn triển khai dự án phù hợp với quy hoạch được giao, ông Luyến đề nghị Thành phố chấp thuận chủ trương, tạo điều kiện để các đơn vị chủ động triển khai theo đúng quy định.
Về các dự án sử dụng đất chậm triển khai, ông Phạm Đình Đoàn (Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái) cho rằng còn rất nhiều vướng mắc. Các dự án chưa được giao đất và cho thuê đất chỉ có 11/135 dự án là đúng tiến độ. Các dự án đã được giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì chỉ có 96/404 dự án thực hiện.
“Mấu chốt vấn đề là việc xây dựng kế hoạch lập dự án còn sơ sài, chưa tính kỹ hoặc vội vàng nên dẫn việc có nhiều dự án sử dụng đất chậm triển khai”, ông Phạm Đình Đoàn phân tích
Đồng thời, ông Đoàn cho rằng, nên có chế tài rõ, đặc biệt là đội ngũ nhân lực ở các ban quản lý dự án cần có hướng xử lý tận gốc vấn đề.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Hiếu, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai, trên địa bàn quận Hoàng Mai có 39 dự án chậm, muộn, quận đã tách ra nguyên nhân chủ quan, khách quan. Đồng thời, đã đề xuất nhiều văn bản về các dự án này, có thể thu hồi, đấu thầu, đấu giá, cần phải có chế tài xử lý nghiêm...