Dự án mở rộng QL7A chậm GPMB, dân khổ vì bụi, nhà thầu 'dở khóc dở cười'

Địa phương chậm trong công tác đền bù, GPMB dự án mở rộng QL7A ở Nghệ An khiến người dân sống trong cảnh bụi bặm, còn các nhà thầu 'dở khóc dở cười' vì nằm chờ suốt thời gian dài.

Những ngày giữa tháng 8/2024, PV Báo Giao thông có mặt trên QL7A đoạn qua 2 huyện Diễn Châu và Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Theo ghi nhận, bất cứ vị trí nào có mặt bằng, dù chỉ 20 - 30m, các nhà thầu đều triển khai thi công ngay. Ít nhất thi công đến lớp base bằng với mặt đường cũ để người dân có thể đi lại.

Những ngày giữa tháng 8/2024, PV Báo Giao thông có mặt trên QL7A đoạn qua 2 huyện Diễn Châu và Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Theo ghi nhận, bất cứ vị trí nào có mặt bằng, dù chỉ 20 - 30m, các nhà thầu đều triển khai thi công ngay. Ít nhất thi công đến lớp base bằng với mặt đường cũ để người dân có thể đi lại.

Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", xen kẽ hình răng lược nên trên tuyến tạo thành các nút thắt cổ chai ở nhiều đoạn. Trong khi đó, lưu lượng người và phương tiện lưu thông trên tuyến rất lớn. Khi qua những đoạn đường hẹp, thắt cổ chai rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ TNGT.

Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", xen kẽ hình răng lược nên trên tuyến tạo thành các nút thắt cổ chai ở nhiều đoạn. Trong khi đó, lưu lượng người và phương tiện lưu thông trên tuyến rất lớn. Khi qua những đoạn đường hẹp, thắt cổ chai rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ TNGT.

Không những thế, do địa phương không bàn giao được mặt bằng, công trình bị dở dang trong khi phương tiện lưu thông nhiều dẫn đến tình trạng bụi bặm, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân.

Không những thế, do địa phương không bàn giao được mặt bằng, công trình bị dở dang trong khi phương tiện lưu thông nhiều dẫn đến tình trạng bụi bặm, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân.

“Kinh hoàng, hôm trước tôi đi xe máy từ xã Diễn Cát xuống thị trấn Diễn Châu. Tại những vị trí chưa có mặt bằng, mỗi lần có xe tải lớn, xe khách đi qua là bụi thở không nổi, quần áo bạc phếch đất bụi”, anh Đặng Quế đang làm việc tại thị trấn Diễn Châu kể.

“Kinh hoàng, hôm trước tôi đi xe máy từ xã Diễn Cát xuống thị trấn Diễn Châu. Tại những vị trí chưa có mặt bằng, mỗi lần có xe tải lớn, xe khách đi qua là bụi thở không nổi, quần áo bạc phếch đất bụi”, anh Đặng Quế đang làm việc tại thị trấn Diễn Châu kể.

Không chỉ người đi đường, chính những người dân đã nhường đất cho dự án cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Dù gia đình đã dùng bạt che chắn phía ngoài rất kín, cửa lúc nào cũng đóng kín mít nhưng bụi mịn vẫn lọt vào. Chỉ còn nước mắc màn để ăn cơm nữa thôi”, một người dân đoạn qua xóm 4, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu bức xúc.

Không chỉ người đi đường, chính những người dân đã nhường đất cho dự án cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Dù gia đình đã dùng bạt che chắn phía ngoài rất kín, cửa lúc nào cũng đóng kín mít nhưng bụi mịn vẫn lọt vào. Chỉ còn nước mắc màn để ăn cơm nữa thôi”, một người dân đoạn qua xóm 4, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu bức xúc.

Trong khi người dân khốn khổ chờ dự án làm cho xong thì chính những nhà thầu cũng đang ngán ngẩm chờ huyện sớm bàn giao mặt bằng để sớm hoàn thành dự án. Ông Nguyễn Xuân Huy, cán bộ điều hành Công ty Minh Tuấn cho biết: Công ty thi công 2,5km đoạn qua huyện Diễn Châu. Dù thời gian thi công đã là 2 năm nhưng đến giờ vẫn còn 500m đoạn qua xã Diễn Cát chưa có mặt bằng.

Trong khi người dân khốn khổ chờ dự án làm cho xong thì chính những nhà thầu cũng đang ngán ngẩm chờ huyện sớm bàn giao mặt bằng để sớm hoàn thành dự án. Ông Nguyễn Xuân Huy, cán bộ điều hành Công ty Minh Tuấn cho biết: Công ty thi công 2,5km đoạn qua huyện Diễn Châu. Dù thời gian thi công đã là 2 năm nhưng đến giờ vẫn còn 500m đoạn qua xã Diễn Cát chưa có mặt bằng.

Trước đây, công ty huy động hàng chục máy móc thiết bị cùng với cả trăm công nhân, nhưng giờ do không có mặt bằng nên phải rút dần, chỉ để lại một tổ thi công. Dù chỉ để lại một tổ thi công nhưng do không có mặt bằng nên máy móc và công nhân cũng chỉ nằm chờ. Thiệt hại rất lớn.

Trước đây, công ty huy động hàng chục máy móc thiết bị cùng với cả trăm công nhân, nhưng giờ do không có mặt bằng nên phải rút dần, chỉ để lại một tổ thi công. Dù chỉ để lại một tổ thi công nhưng do không có mặt bằng nên máy móc và công nhân cũng chỉ nằm chờ. Thiệt hại rất lớn.

“Người dân cứ nói chúng tôi không thi công, nhưng vấn đề là không có mặt bằng. Trách nhiệm GPMB là của địa phương, chứ không phải của nhà thầu hay chủ đầu tư. Chỉ cần có mặt bằng, 20-30m chúng tôi cũng sẵn sàng huy động máy móc để thi công. Mỗi lần thuê moóc kéo máy từ Thanh Hóa vào Diễn Châu là mất 7-8 triệu. Lỗ nhưng chúng tôi cũng làm”, ông Nguyễn Xuân Huy chia sẻ.

“Người dân cứ nói chúng tôi không thi công, nhưng vấn đề là không có mặt bằng. Trách nhiệm GPMB là của địa phương, chứ không phải của nhà thầu hay chủ đầu tư. Chỉ cần có mặt bằng, 20-30m chúng tôi cũng sẵn sàng huy động máy móc để thi công. Mỗi lần thuê moóc kéo máy từ Thanh Hóa vào Diễn Châu là mất 7-8 triệu. Lỗ nhưng chúng tôi cũng làm”, ông Nguyễn Xuân Huy chia sẻ.

Cùng quan điểm, một kỹ sư phụ trách thi công đoạn qua xã Công Thành, huyện Yên Thành do Công ty Tân Hoàng Long thi công ngán ngẩm: Mỗi máy (máy lu, máy múc, máy gạt) nằm chờ là doanh nghiệp mất 35-40 triệu đồng/tháng.

Cùng quan điểm, một kỹ sư phụ trách thi công đoạn qua xã Công Thành, huyện Yên Thành do Công ty Tân Hoàng Long thi công ngán ngẩm: Mỗi máy (máy lu, máy múc, máy gạt) nằm chờ là doanh nghiệp mất 35-40 triệu đồng/tháng.

Lý giải tình trạng bụi, các nhà thầu cho biết: Mặt bằng xôi đỗ, hình răng lược từng đoạn 30-40m nên chưa thể thảm bê tông nhựa vì một lần huy động dây chuyền thảm sẽ rất tốn kém. Đặc biệt, nếu quá nhiều điểm tiếp nối, nguy cơ chất lượng công trình sẽ không đảm bảo. Để tránh tình trạng bụi, nhà thầu cũng đã cho xe tưới nước nhưng do lưu lượng phương tiện quá lớn, trong khi thời tiết nắng nóng nên tưới không xuể.

Lý giải tình trạng bụi, các nhà thầu cho biết: Mặt bằng xôi đỗ, hình răng lược từng đoạn 30-40m nên chưa thể thảm bê tông nhựa vì một lần huy động dây chuyền thảm sẽ rất tốn kém. Đặc biệt, nếu quá nhiều điểm tiếp nối, nguy cơ chất lượng công trình sẽ không đảm bảo. Để tránh tình trạng bụi, nhà thầu cũng đã cho xe tưới nước nhưng do lưu lượng phương tiện quá lớn, trong khi thời tiết nắng nóng nên tưới không xuể.

Trong khi đó, theo nhiều người dân xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, họ hoàn toàn đồng tình với chủ trương mở đường của nhà nước và sẵn sàng bàn giao mặt bằng. Nhưng do cách làm của hội đồng bồi thường GPMB không thỏa đáng nên chưa bàn giao mặt bằng.

Trong khi đó, theo nhiều người dân xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, họ hoàn toàn đồng tình với chủ trương mở đường của nhà nước và sẵn sàng bàn giao mặt bằng. Nhưng do cách làm của hội đồng bồi thường GPMB không thỏa đáng nên chưa bàn giao mặt bằng.

Bà Tạ Thị Hồng (53 tuổi, ở xóm 2B, xã Diễn Cát) cho biết: Năm 1989, gia đình mua 384m2 tính từ mép đường QL7 và sử dụng từ đó đến nay, mốc bốn phía vẫn giữ nguyên, không tranh chấp với ai. Nhưng khi đền bù, hội đồng bồi thường đo từ sau nhà đo lại, làm mất của gia đình tôi hơn 70m2.

Bà Tạ Thị Hồng (53 tuổi, ở xóm 2B, xã Diễn Cát) cho biết: Năm 1989, gia đình mua 384m2 tính từ mép đường QL7 và sử dụng từ đó đến nay, mốc bốn phía vẫn giữ nguyên, không tranh chấp với ai. Nhưng khi đền bù, hội đồng bồi thường đo từ sau nhà đo lại, làm mất của gia đình tôi hơn 70m2.

“Tôi đã ý kiến, đất gia đình tôi vẫn giữ nguyên mốc 4 bên, cứ đo theo mốc đó, nếu diện tích thực tế ít hơn diện tích ban đầu, gia đình tôi chịu trách nhiệm. Còn nếu thừa thì gia đình tôi xin mua theo giá quy định của Nhà nước. Còn việc đền bù, nhà nước làm đường phía nào thì đo từ mốc phía đó đi vào hết phần đất phải lấy. Thế nhưng hội đồng huyện không chịu”, bà Hồng nói.

“Tôi đã ý kiến, đất gia đình tôi vẫn giữ nguyên mốc 4 bên, cứ đo theo mốc đó, nếu diện tích thực tế ít hơn diện tích ban đầu, gia đình tôi chịu trách nhiệm. Còn nếu thừa thì gia đình tôi xin mua theo giá quy định của Nhà nước. Còn việc đền bù, nhà nước làm đường phía nào thì đo từ mốc phía đó đi vào hết phần đất phải lấy. Thế nhưng hội đồng huyện không chịu”, bà Hồng nói.

Trong khi đó, ông Tăng Văn Vượng (60 tuổi, gần nhà bà Hồng) cho biết: Năm 2007 thực hiện chính sách đường thông hè thoáng, địa phương có mượn nhà tôi 30m2 đất và có đền bù tài sản trên đất cho gia đình. Nay khi thực hiện dự án, tôi đã nhiều lần hỏi 30m2 có được đền bù hay không nhưng đến nay hội đồng bồi thường GPMB vẫn chưa có văn bản trả lời.

Trong khi đó, ông Tăng Văn Vượng (60 tuổi, gần nhà bà Hồng) cho biết: Năm 2007 thực hiện chính sách đường thông hè thoáng, địa phương có mượn nhà tôi 30m2 đất và có đền bù tài sản trên đất cho gia đình. Nay khi thực hiện dự án, tôi đã nhiều lần hỏi 30m2 có được đền bù hay không nhưng đến nay hội đồng bồi thường GPMB vẫn chưa có văn bản trả lời.

Dự án cải tạo nâng cấp QL7 đoạn Km0 - Km36 và xử lý sụt trượt do bão lũ đoạn Khe Thơi - Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An có chiều dài 27,7km thuộc đoạn từ Km0 - Km39, qua các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương (không bao gồm các đoạn đã được đầu tư trước đây). Tổng mức đầu tư dự án là 1.300 tỷ đồng.

Dự án cải tạo nâng cấp QL7 đoạn Km0 - Km36 và xử lý sụt trượt do bão lũ đoạn Khe Thơi - Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An có chiều dài 27,7km thuộc đoạn từ Km0 - Km39, qua các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương (không bao gồm các đoạn đã được đầu tư trước đây). Tổng mức đầu tư dự án là 1.300 tỷ đồng.

Dự án được Bộ GTVT giao Cục ĐBVN làm chủ đầu tư và được khởi công từ tháng 9/2022. Thời gian hoàn thành dự án là vào năm 2024, riêng đoạn từ Km0 - Km5 (ngã tư Diễn Châu lên nút giao cao tốc) phải hoàn thành trong năm 2023.

Dự án được Bộ GTVT giao Cục ĐBVN làm chủ đầu tư và được khởi công từ tháng 9/2022. Thời gian hoàn thành dự án là vào năm 2024, riêng đoạn từ Km0 - Km5 (ngã tư Diễn Châu lên nút giao cao tốc) phải hoàn thành trong năm 2023.

Tính đến giữa tháng 8/2024 giá trị sản lượng mới đạt 535,961/714,785 tỷ đồng (tương đương 74,98%) hợp đồng (không tính chi phí dự phòng), chậm 15,5 % so với tiến độ dự án.

Tính đến giữa tháng 8/2024 giá trị sản lượng mới đạt 535,961/714,785 tỷ đồng (tương đương 74,98%) hợp đồng (không tính chi phí dự phòng), chậm 15,5 % so với tiến độ dự án.

Nguyên nhân là do không có mặt bằng. Cụ thể, còn 2,75km chưa thể thi công do chưa bàn giao mặt bằng (1,85km) hoặc bàn giao nhưng chưa đáp ứng điều kiện kỹ thuật để thi công (0,9km của đoạn nâng mặt đường).

Nguyên nhân là do không có mặt bằng. Cụ thể, còn 2,75km chưa thể thi công do chưa bàn giao mặt bằng (1,85km) hoặc bàn giao nhưng chưa đáp ứng điều kiện kỹ thuật để thi công (0,9km của đoạn nâng mặt đường).

Mới đây, Bộ GTVT đã có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Nghệ An cho biết: Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành tháng 12/2023. Tuy nhiên, do công tác GPMB gặp nhiều khó khăn, nhiều đoạn tuyến qua khu vực đông dân cư địa phương chưa giải phóng được mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công, vì vậy dự án đã không hoàn thành theo đúng tiến độ và Chủ đầu tư đã xin gia hạn hoàn thành các gói thầu chậm nhất đến hết tháng 11/2024.

Mới đây, Bộ GTVT đã có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Nghệ An cho biết: Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành tháng 12/2023. Tuy nhiên, do công tác GPMB gặp nhiều khó khăn, nhiều đoạn tuyến qua khu vực đông dân cư địa phương chưa giải phóng được mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công, vì vậy dự án đã không hoàn thành theo đúng tiến độ và Chủ đầu tư đã xin gia hạn hoàn thành các gói thầu chậm nhất đến hết tháng 11/2024.

Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương. Ngày 13/6/2024 Bộ Giao thông vận tải đã có Công điện số 18/CĐ-BGTVT gửi UBND tỉnh Nghệ An đề nghị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm các tồn tại về mặt bằng. Tuy nhiên, đến nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn vướng hơn 2km.

Trong quá trình thực hiện, Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương. Ngày 13/6/2024 Bộ Giao thông vận tải đã có Công điện số 18/CĐ-BGTVT gửi UBND tỉnh Nghệ An đề nghị tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm các tồn tại về mặt bằng. Tuy nhiên, đến nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn vướng hơn 2km.

Trong chuyến kiểm tra giữa tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy khẳng định: Bộ GTVT rất sốt ruột vì dự án mãi vẫn chưa có mặt bằng sạch dẫn đến chậm tiến độ và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Trong khi đó, trách nhiệm GPMB thuộc về địa phương. Các địa phương đã cam kết nhiều lần thì cần phải hành động để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu tổ chức thi công.

Trong chuyến kiểm tra giữa tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy khẳng định: Bộ GTVT rất sốt ruột vì dự án mãi vẫn chưa có mặt bằng sạch dẫn đến chậm tiến độ và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Trong khi đó, trách nhiệm GPMB thuộc về địa phương. Các địa phương đã cam kết nhiều lần thì cần phải hành động để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu tổ chức thi công.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy dẫn đầu, đại diện huyện Diễn Châu cam kết sẽ khẩn trương hơn, làm việc lại với các hộ dân để bàn giao mặt bằng trong tháng 9/2024. Còn huyện Yên Thành cho biết, đã lên kế hoạch bảo vệ thi công gửi UBND tỉnh Nghệ An và công an tỉnh Nghệ An, hiện đang chờ hồi âm.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy dẫn đầu, đại diện huyện Diễn Châu cam kết sẽ khẩn trương hơn, làm việc lại với các hộ dân để bàn giao mặt bằng trong tháng 9/2024. Còn huyện Yên Thành cho biết, đã lên kế hoạch bảo vệ thi công gửi UBND tỉnh Nghệ An và công an tỉnh Nghệ An, hiện đang chờ hồi âm.

Sỹ Hòa

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/dan-khon-kho-vi-bui-nha-thau-ngan-ngam-nam-cho-huyen-gpmb-192240820072406793.htm