Du khách thích thú trải nghiệm văn hóa cồng chiêng khi đến Tây Nguyên

Đến với Phố núi Pleiku (Gia Lai) dịp nghỉ lễ, du khách thích thú khi được hòa mình cùng những điệu múa xoang, tiếng chiêng mang đậm bản sắc Tây Nguyên.

Video: Du khách thích thú với trải nghiệm văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tại các khu vực như Quảng trường Đại Đoàn Kết, Danh lam thắng cảnh Biển Hồ (TP Pleiku), diễn ra buổi biểu diễn cồng chiêng xuyên suốt cả ngày để chào đón du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tại các khu vực như Quảng trường Đại Đoàn Kết, Danh lam thắng cảnh Biển Hồ (TP Pleiku), diễn ra buổi biểu diễn cồng chiêng xuyên suốt cả ngày để chào đón du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Theo ghi nhận của PV VTC News, tại các đêm diễn, có gần 100 nghệ nhân người Bana, Jrai trong trang phục truyền thống, đánh chiêng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc như khi ở lễ hội làng mình.

Theo ghi nhận của PV VTC News, tại các đêm diễn, có gần 100 nghệ nhân người Bana, Jrai trong trang phục truyền thống, đánh chiêng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc như khi ở lễ hội làng mình.

Người dân và du khách đến đây sẽ được nghe những thanh âm quen thuộc của cồng chiêng và hòa vào mình vào những điệu múa xoang độc đáo.

Người dân và du khách đến đây sẽ được nghe những thanh âm quen thuộc của cồng chiêng và hòa vào mình vào những điệu múa xoang độc đáo.

Các nghệ nhân tái hiện cuộc sống thường ngày ở buôn làng trong bộ trang phục truyền thống.

Các nghệ nhân tái hiện cuộc sống thường ngày ở buôn làng trong bộ trang phục truyền thống.

Mỗi giai điệu đều gắn với đời sống hàng ngày của người dân, nói lên tiếng lòng, tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thanh âm của cồng chiêng cũng được coi là sợi dây kết nối với thần linh, để gửi gắm những lời cầu nguyện, mong mỏi của con người đến với thế giới tâm linh.

Mỗi giai điệu đều gắn với đời sống hàng ngày của người dân, nói lên tiếng lòng, tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thanh âm của cồng chiêng cũng được coi là sợi dây kết nối với thần linh, để gửi gắm những lời cầu nguyện, mong mỏi của con người đến với thế giới tâm linh.

Những bài biểu diễn nghệ thuật giúp du khách hiểu hơn về văn hóa dân gian của người dân núi rừng.

Du khách thích thú, chăm chú theo dõi.

Du khách thích thú, chăm chú theo dõi.

Buổi biểu diễn cồng chiêng cũng thu hút đông đảo nhiếp ảnh gia đến "săn" ảnh.

Buổi biểu diễn cồng chiêng cũng thu hút đông đảo nhiếp ảnh gia đến "săn" ảnh.

Theo sự hướng dẫn của các nghệ nhân, du khách sẽ cùng hòa mình vào những điệu múa của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Đây sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị khiến du khách quên.

Chị Mai Thị Hoa (27 tuổi, du khách Đà Nẵng) cho biết: "Kỳ nghỉ lễ lần này, mình và nhóm bạn quyết định chọn Phố núi Pleiku để đi du lịch vì mình được giới thiệu nơi đây có khí hậu rất mát mẻ, trong lành. Khi tới vùng đất này, ngoài những danh lam thắng cảnh đẹp, mình còn được trải nghiệm về văn hóa cồng chiêng, được múa xoang cùng các bạn nghệ nhân, mình cảm thấy vô cùng thích thú. Mình sẽ đưa gia đình quay lại nơi đây vào dịp lễ khác để được hòa mình vào nét văn hóa độc đáo này".

Chị Mai Thị Hoa (27 tuổi, du khách Đà Nẵng) cho biết: "Kỳ nghỉ lễ lần này, mình và nhóm bạn quyết định chọn Phố núi Pleiku để đi du lịch vì mình được giới thiệu nơi đây có khí hậu rất mát mẻ, trong lành. Khi tới vùng đất này, ngoài những danh lam thắng cảnh đẹp, mình còn được trải nghiệm về văn hóa cồng chiêng, được múa xoang cùng các bạn nghệ nhân, mình cảm thấy vô cùng thích thú. Mình sẽ đưa gia đình quay lại nơi đây vào dịp lễ khác để được hòa mình vào nét văn hóa độc đáo này".

Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.

Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.

HIỀN MAI - DUY TÍN

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-du-khach-thich-thu-trai-nghiem-van-hoa-cong-chieng-khi-den-tay-nguyen-ar674345.html