Dự kiến bao nhiêu tỉnh thành có 2 sân bay sau sáp nhập?
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương khóa 13, cả nước sẽ còn 34 tỉnh thành, trong đó nhiều địa phương sở hữu 2 sân bay.

1. Dự kiến bao nhiêu tỉnh thành có 2 bay sau sáp nhập?
A
4
B
5
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương khóa 13, cả nước sẽ còn 34 tỉnh thành. Danh sách các tỉnh có 2 sân bay sau sáp nhập gồm:
- TP.HCM (sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay Côn Đảo),
- Đà Nẵng (sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bay Chu Lai),
- Gia Lai (sân bay quốc tế Phù Cát và sân bay Pleiku),
- An Giang (sân bay quốc tế Phú Quốc và sân bay Kiên Giang),
- Đắk Lắk (sân bay Buôn Ma Thuột và sân bay Tuy Hòa).
C
6
D
7

2. TP.HCM có dân số đông thứ mấy cả nước sau sáp nhập?
A
1
Theo Nghị quyết 60, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương được sáp nhâp với nhau để trở thành TP.HCM.
Về dân số, theo Tổng cục thống kê năm 2023, TP.HCM hiện nay có 9,456 triệu người, Bà Rịa - Vũng Tàu có 1,187 triệu người, Bình Dương có 2,823 triệu người. Như vậy, sau khi 3 địa phương này sáp nhập, TP.HCM mới sẽ có số dân đông nhất cả nước lên tới hơn 13,6 triệu người.
B
2
C
3
D
4

3. Cả nước có bao nhiêu sân bay quốc tế?
A
10
B
11
Trong 22 sân bay dân dụng đang hoạt động, có 11 sân bay quốc tế gồm: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ, Vân Đồn, Liên Khương.
C
12
D
13

4. Sân bay nào lớn nhất cả nước?
A
Cát Bi
B
Đà Nẵng
C
Nội Bài
D
Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất) là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam hiện tại. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850 ha là sân bay lớn nhất Việt Nam về mặt diện tích cũng như công suất nhà ga (với công suất thiết kế 50 triệu hành khách/năm), so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 20–25 triệu và diện tích 815ha, sân bay Đà Nẵng là 13 triệu) và là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam.
Nằm cách trung tâm TP.HCM 8 km về phía Bắc, thuộc quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của Nam Bộ. Năm 2014, sân bay này phục vụ 26.546.475 lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới. Năm 2016, sân bay này đã phục vụ 32,6 triệu lượt khách, tăng 22,8% so với năm 2015 và 38,5 triệu luợt khách năm 2018, 42 triệu lượt khách năm 2023.

5. Dự kiến sân bay nào sẽ lớn nhất trong tương lai?
A
Vân Đồn
B
Phú Quốc
C
Nội Bài
D
Long Thành
Sân bay quốc tế Long Thành Tên chính thức là: Cảng hàng không quốc tế Long Thành - sân bay đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP.HCM khoảng 40 km về hướng Đông. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn thành tất cả 3 giai đoạn, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
Ngày 11/11/2020, Thủ tướng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (một nhà ga công suất 25 triệu khách/năm, một đường cất hạ cánh 4000 m x 75 m, một đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m, và các công trình liên quan khác), dự kiến triển khai công tác thiết kế và hoàn thành xây dựng trong giai đoạn 2020–2025.
Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/du-kien-bao-nhieu-tinh-thanh-co-2-san-bay-sau-sap-nhap-ar940092.html