Du lịch Mỹ: Boston, mùa thu đã về
Tôi từ biệt vùng Ngũ đại hồ trong làn gió Thu hiu hắt, theo quốc lộ 90 đi về hướng đông, trực chỉ bờ Đại Tây Dương, nơi mặt trời mọc. Nước Mỹ bao la, buổi sáng tôi rời khỏi TP Buffolo bang New York, buổi chiều mới tới dịa giới bang Massachusetts, chập tối mới đến Boston.
Con đường dẫn tới cánh cửa trí thức
Từ QL 90, vượt qua sông Charles là đến quận Combridge, phía tây Boston. Ta cảm nhận được ngay không khí tịch mịch, nét cổ kính và tràn đầy tính nhân văn. Trên mảnh đất chỉ 4km2 chen chúc 20 trường đại học, trong đó có 5 trường danh tiếng có trên trăm năm lịch sử. Đâu đâu cũng thấy những tòa nhà chóp nhọn đỏ rực, những tháp chuông kiểu Gothic, cách vài bước lại có một cây cổ thu trăm năm tuổi. Vỉa he được lát bằng gạch đỏ, ví như”con đường trải thảm đỏ dẫn tới cánh cửa trí thức”. Ở đây có 2 trường đại học tầm cỡ thế giới: Đại học Harvard và Đại học Bách khoa Massachusetts (MIT).
Bước vào trường Đại học Harvard, tôi bị lôi cuốn ngay bởi các tòa nhà màu đỏ trông như lâu đài, chỉ có tòa nhà hành chánh là màu trắng, phía trước dựng bức tượng đồng ông John Harvard. Ông ngồi trên ghế bành, tay phải đặt trên cuốn sách, mặc áo bành tô, dáng trầm ngâm suy nghĩ, mắt nhìn phía xa, toát ra một khí chất cao cả và trí tuệ. Tôi chụp hình lưu niệm dưới chân ông, tưởng nhớ một nhà nhiệt tâm giáo dục nhưng mệnh yểu. John Harvard mất năm 1638 ở thị trấn Charles vì bệnh phổi, lúc ông mới 31 tuổi. Trước khi chết, ông lập di chúc để lại một nửa gia tài (780 bảng Anh, lúc đó đã là số tiền lớn) và toàn bộ tàng thư (400 cuốn) cho Học Viện Combrigde đã được thành lập trước đó 2 năm.
Để tri ân nhà hảo tâm, Học Viện Combrigde quyến định đổi tên thành Học Viện Harvard. Hơn 200 năm sau, khi nhà điêu khắc Franke muốn đúc tượng ông, nhưng chẳng tìm đạu ra chân dung. Franke liền nẩy ra sáng kiến, lấy 3 chàng sinh viên đẹp trai nhất làm người mẫu, tổng hợp lại khắc thành tượng Harvard. Bục tượng ghi 3 dòng chữ: John Harvard; người sáng lập; năm 1638. Ba dòng chữ đó đã trở thành”3 lời nói dối Harvard” (The Harvard three lies), vì chẳng một dòng nào là đúng cả: Tượng không phải bản thân ông Harvard; ông không phải là người sáng lập; trường xây dựng vào năm 1936 chứ không phải nắm 1938. Người Mỹ vốn tính hài hước, nên chẳng ai buồn đính chính. Ba điều thất thiệt đó, cũng không ảnh hưởng gì tới lòi giáo huấn của nhà trường:”Hãy làm bạn cùng chân lý”.
Năm 1780, sau khi Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thành lập 4 năm, Học viện Harvard lúc đó đã có 144 năm lịch sử được nâng cấp thành Đại học Harvard, do đó người ta thường nói” Đại học Harvard sanh trước, nước Mỹ sanh sau”. Trong suốt 374 năm tồn tại của mình, “Đại học Harvard đã đào tạo được không biết bao nhiêu nhân tài, trong đó có 7 tông thống Mỹ, như F.Roosevelt, Kennedy…ngoài ra còn có các danh nhân hiện đại như tiến sỹ Kissenger, Bill Gates.…Đại học Harvard còn “ra lò” 40 nhà bác học từng đoạt giải Nobel và luôn là “kho báu tư tưởng”của chính giới Mỹ.
Ngành”Hot”nhất của Đại học Harvard là thạc sỹ quản trị doanh nghiệp (MBA), hằng năm”tỷ lệ chọi”cao nhất, sinh viên chưa ra trường đã có các công ty đặt hàng sẵn. Ngành học MBA tuy ”tiền” đồ xán lạn, nhưng học phí thì không dễ chịu chút nào, mấy năm dùi mài kinh sử, chi phí trọm trẹm 60.000 USD. Tưởng con số này đã là cao ngất, nhưng mới đây tôi coi trên báo, một trường quốc tế ở VN, chỉ tính riêng học phí đã lên tới 65.000 đô, thế mới biết dân mình đôi lúc còn xài sang hơn Mỹ!
Một thoáng thành cổ
Từ Combrigde bước qua cây cầu nhỏ là đên khu trung tâm Boston, đập ngay vào mắt du khách là kiến trúc tiêu biểu của Boston – Tòa nhà nghị viện bang Massachusetts với vòm vàng chói mắt. Tòa nhà được xây năm 1789, có chóp tròn trông hơi giống nhà Quốc hội Mỹ ở đồi Capital, hóa ra là tác phẩm của cùng một kiến trúc sư (hình dưới). Chóp vàng là niềm tự hào chung của bang Massachusetts, vì ở Mỹ có một quy định: Bang nao ít nhất từng có 3 vị tông thống, tòa nghị viện mới được dát vàng. Massachusetts đã có tới 5 vị cựu tổng thống: J.Kennedy, cha con Adams, Cha con Bush. Cũng giống như tòa Bạch ốc và Quốc hội, nghị viên bang mở cửa cho du khách tham quan tự do, khác hẳn cảnh phòng vệ nghiêm ngặt tại những nơi công quyền như một số quốc gia khác, trong đó có VN.
Trước tòa nhà nghị viện là Đại lộ Tự do, con đường uốn khúc hơn 3 km, bắt đầu từ Công viên Boston (Boston Common)và kết thúc tại thị trấn Charles. Dạo trên Đại lộ, đủ để cảm nhân một Boston quá khứ oai hùng. Dọc đường có 16 điểm tham quan liên quan đến di tích chiến tranh Độc lâp, các công trình xây dựng thời kỳ thực dân được bảo tôn hoàn hảo. Thật đáng khen sáng kiến của ngành du lịch thành phố, trên đường được lát gách đỏ, thể hiện bằng hình ảnh, như một tấm thảm xâu chuỗi các điểm tham quan thành một chủ đề liên tục, không cần sách hướng dãn, du khách cũng có thể tự lựa chọn cho mình điểm dừng chân. Phải nói thêm là tất cả các điểm tham quan dọc Đại lộ đều miễn phí.
Công viên Boston nói đúng hơn chỉ là một thảm cỏ lớn, nhưng được xây dựng năm 1634, là công viên cổ xưa nhất Hoa Kỳ. Công viên Đại chúng(Public Garden)tiếp theo mới là một công viên đúng nghĩa. Tuy không có hành lang uốn khúc như nhà vườn ở Tô Châu TQ, nhưng cũng có đủ cầu, hồ nước, đình đài. Khi tôi đến đã là mùa thu, lá phong đỏ rực, khiến tôi nghĩ đến câu thơ của thi nhân đời Đường Đỗ Mục:
Dừng xe, chiều ngắm rừng phong thẳm,
Lá đỏ hơn hoa giữa tháng Hai .
Hành lang Faneuil được xây từ năm 1742, từ lâu đã trở thành nơi công chúng thảo luận thời cuộc, nay được gắn liền với chợ Quincy, là nơi mua sắm tấp nập nhất Boston. Nhà thờ Bắc Xưa(Old North Church) là nhà thờ cổ xưa nhất Boston, tháp nhọn cao vót của nhà thờ từng là tháp canh của nghĩa quân, thông báo tình hình di chuyển quân Anh, đánh dấu cho sự bùng nổ cuộc chiến Đậc lập(1775-1783). Chặng cuối cùng của Đại lộ Tự do là bia tưởng niệm những chiến sỹ yêu nước trận vong trong trận đánh đầu tiên với quân Anh ở đồi Bunker, thuộc thị trấn Charles.
Không có Boston, sẽ không có Hợp Chủng Quốc
Tháng 9 năm 1620, khoảng 100 tín đồ Thanh giáo (một nhánh đạo Tin Lành) bị bức hại tại chính quốc Anh, đã đi trên con tàu “Hoa tháng Năm” vượt Đại Tây Dương. Họ định đến vùng Verginia ấm áp, nhưng qua 2 tháng trôi dạt, họ đã đi lạc tới bán đảo Cod cách đích đến cả ngàn km lệch về hướng bắc. Mùa đông lạnh giá năm đó đã khiến những người tỵ nạn đói khổ chết quá nửa. Sang xuân năm sau, họ học hỏi cách canh tác của thổ dân da đỏ và được bội thu vào tháng 11 năm đó. Từ đó họ đã định ngày thứ Năm trong tuần thứ tư của tháng 11 là ngày ghi nhớ công ơn của Chúa cũng như những người đã cứu giúp họ. Ngày lễ Tạ Ơn (Thanks Day) có nguồn gốc từ đó và được ấn định là ngày lễ chính thức của Mỹ và Canada, hôm đó được nghỉ 2 ngày, người dân ăn mừng náo nhiệt chẳng khác gì bên mình ăn Tết.
Năm 1640, di dân Anh Quốc đã lên tớn 20.000 người, dần dân hình thành bang Massachusetts. Bước sang những năm 1820, di dân Ý và Irland tràn tới lập nghiệp, lấn áp cả chủ nhân ban đầu, trở thành cộng đồng cư dân chiếm đa số. Kèm theo dòng di dân mới là Công giáo La Mã, nay đã trở thành cộng đồng tôn giáo lớn nhất tiểu bang. Đầu TK20, người Irland bước vào chính trường, xuất hiện những dòng tộc lỗi lac như gia đình Kennedy. Gần chợ Quincy là vùng”Italy nhỏ”, bánh Pisa và mỳ Ý chính hiệu ai cũng khen ngon, còn tiếng Ý được sử dụng phổ biến thi ngay người Mỹ cũng chào thua. Bao thế kỷ trôi qua, họ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc khiến người Hoa hay người Việt cũng phải nể phục.
Năm 1774, thực dân Anh ban hành thuế con niêm, người Boston vùng lên chống thuế, đổ nguyên tàu trà của người Anh xuống biển. Người Anh tuyên bố giải tán nghị viện Massachusetts, thực hiện chế độ thống trị trực tiếp. Bang Massachusetts lập tức đáp trả bằng hàng động tách khỏi nước Anh, triệu tập ”Đại hội Châu lục”, 13 bang thuộc địa đồng loạt hưởng ứng, trở thành tiền thân quốc hội liên bang sau này.
Năm 1775, quân Anh từ Boston hành quân đên Concord để tiêu hủy kho đạn dược của dân quân Mỹ, hai bên chạm trán ở Lexington, chiến tranh bùng nổ. Dân quân kém quân địch cả về quân số lẫn trang bị, nhưng đã chiến đấu anh dũng và mưu trí, đặt mai phục diệt gọn 1.000 quân Anh, phía Mỹ cũng hy sinh 400 người. Chiến dịch Concord-lexington, mở đầu cho cuộc chiến chồng chế độ thực dân đầu tiên trên thế giới, khai sinh Hơp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đóng góp cho loài người những di sản vô giá: bộ hiến pháp thành văn đầu tiên, chế độ tam quyền phân lập, chính thể tổng thống, nền cộng hòa liên bang. Tất cả mọi thứ, đều bắt đầu từ phát sùng đầu tiên ở Boston, nên người Mỹ thường nói: "Không có Boston, sẽ không có HCQ".
Thăm lại chiến địa xưa, nay đã cỏ xanh mơn mởn, cây hòe rợp bóng hai bên đường, sông Concord uốn khúc, có cây cầu nhỏ nối liên 2 bờ. Phía đông cầu là bia tưởng niệm các trung hôn đã ngã xuống, phía tây cầu là phù điều tái hiện hình ảnh hào hùng nghĩa quân năm xưa, bục tượng có khắc bài thơ theo thể”14 dòng”của nhà thơ Emerson quê hương ở Boston (Lữ khách trích dịch):
Cây cầu nhỏ, từng tắm trong khói lửa năm xưa,
Trước gió tháng Tư, ngọn cờ nhuộm máu, vẫn phất phới trong mưa.
Người nông dân, đã bỏ cuốc cầy khoác lên mình áo lính,
Vang tiếng súng, cả thế giới như bừng tỉnh trong giấc mơ….
Bán đảo Cod, nơi con tàu "Hoa tháng Năm” năm xưa lên bờ, chỉ là dải đất rất hẹp, từ phía tận cùng bang Massachusetts vươn ra Đại Tây Dương rôi lại uốn cong lại, trông như cánh tau gầy gò chẳng chút cơ bắp. Thị trấn nhỏ trên đó chỉ có vài trăm cư dân, bị hàng vạn du khách mang theo xe lữ hành (loại xe cực lớn, có thể ngủ ngay trên xe) chen chúc, chật như nêm cối. Tứ bề toàn cát và gió. Tôi mua cây ”hot dog” chấm với mustard, phát hiện có lẫn hạt cat, uống ly cà phê, cũng được ”tặng kèm“ sữa và cát.
Tôi vốn là một”Lữ Khách”đích thực, đi cất lực rồi lãi phải rời Boston ngay trong đêm. Máy bay bay lượn vòng trên bầu trời Los Angeles hồi lâu, giọng nói trong trẻo phát ra từ loa phóng thanh tôi cũng nghe câu được câu chăng, một hành khách Mỹ ngồi cạnh đã biểu lộ sự thông cảm bằng trò chơi”học tiếng Anh qua hình vẽ”: Vẽ một đám mây và mấy giọt mưa tương trưng, giúp tôi hiểu được là máy bay đang gặp đám mây mưa. Máy bay rồi cũng hạ xuống sân bay LAX, mở đầu cuộc hành trình mới, nhưng lòng tôi vẫn xao xuyến về một Boston cổ kính mà hiện đại, những con người cởi mở và thân thiện. Nếu không nổ ra phát súng đầu tiên ở đó, có thể chưa có”Yankee, con quái vật phương Bắc” (lời Hosé Marty) hùng mạnh ngày nay.
Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/du-lich-c-82/du-lich-my-boston-mua-thu-da-ve-116215.html