Dự thảo Đề án đặt tên cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi, thành phố Nam Định
Thực hiện Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND ngày 18/4/2019 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Nam Định; để đảm bảo đúng quy trình đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng (quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 6 Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng tải dự thảo Đề án đặt tên cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi, thành phố Nam Định (Có dự thảo Đề án kèm theo).

ĐỀ ÁN
ĐẶT TÊN CẦU QUA SÔNG ĐÀO NỐI TỪ ĐƯỜNG SONG HÀO
ĐẾN ĐƯỜNG VŨ HỮU LỢI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
I. ĐẶT ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN
1. Đặc điểm tình hình
Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90km về phía Tây Bắc, cách thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình 18km và cách thành phố Hải Phòng 90km về phía Đông Bắc, cách thành phố Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình 28km về phía Tây Nam, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam 30km về phía Tây Bắc. Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh Nam Định, có vị trí địa lý thuận lợi khi tiếp giáp với vùng Thủ đô, đồng
thời nằm tại vị trí trung tâm của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.
Để hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông thành phố Nam Định, tăng khả năng kết nối các huyện phía Nam với thành phố Nam Định, đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội địa phương. Ngày 15/10/2021, HĐND tỉnh Nam Định ban hành Nghị quyết số 45/NQ-HĐND về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án Xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi, thành phố Nam Định. Ngày 28/3/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 619/QĐ- UBND về phê duyệt dự án Xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi, thành phố Nam Định.
2. Sự cần thiết lập đề án
Để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thủ tục đặt tên công trình công cộng, nhằm phục vụ cho việc quản lý hành chính, quản lý đô thị và nhằm mục đích giáo dục lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào của nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định về những danh nhân, anh hùng, các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu do đó việc đặt tên các công trình công cộng trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định là hết sức cần thiết, phù hợp với sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thành phố, đáp ứng mong muốn của chính quyền các cấp và nguyện vọng của nhân dân.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính Phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
- Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng theo
Nghị định số: 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính Phủ;
- Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND ngày 18/4/2019 của UBND tỉnh Nam Định ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Căn cứ Quyết định số 334/QĐ-HĐTV ngày 11/10/2021 của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Nam Định;
- Căn cứ Quyết định số 627/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của UBND tỉnh Nam Định về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong tỉnh Nam Định.
- Căn cứ Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 15/10/2021 của HĐND tỉnh Nam Định về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án Xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi, thành phố Nam Định;
- Căn cứ Quyết định 619/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt dự án Xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi, thành phố Nam Định
- Căn cứ Thông báo số 1070-TB/TU ngày 03/4/2025 của Thành ủy Nam Định về Kết luận của Thường trực thành ủy tại Hội nghị giao ban tuần ngày 03/4/2025;
- Căn cứ Thông báo số 1073-TB/TU ngày 08/4/2025 của Thành ủy Nam Định về Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về một số nội dung tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy ngày 08/4/2025;
- Các tài liệu khác:
+ Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Nam Định ban hành kèm theo Quyết định số 334/QĐ-HĐTV ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Nam Định.
III. MỤC ĐÍNH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, TÊN PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG.
1. Mục đích:
- Góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Nam Định phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quan hệ giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội với các tỉnh, thành phố và ngược lại;
- Nâng cao tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc về truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông và là bài học lịch sử cho thế hệ sau, đáp ứng nguyện vọng cử tri và nhân dân; Góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của
dân tộc và cách mạng cho các thế hệ người dân trên địa bàn.
2. Yêu cầu:
- Việc đặt tên đảm bảo các quy định của pháp luật, tính khoa học, tính xã hội và ổn định lâu dài.
- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của công trình công cộng để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.
3. Nguyên tắc đặt tên.
3.1. Nguyên tắc chung.
- Việc đặt tên đường, phố phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Thông tư số 36/2006/TTBVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ và Quy chế này. Tuân thủ Luật giao thông đường bộ về hướng tuyến trên các đường được đặt tên.
3.2. Nguyên tắc cụ thể:
- Tên lựa chọn đề xuất đã được phê duyệt theo danh mục “Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Nam Định” đã được Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công công tỉnh Nam
Định phê duyệt.
- Đề xuất lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương, tên danh nhân tiêu biểu, có công với Tổ quốc, với quê hương Nam Định đã được lịch sử ghi nhận; trong đó ưu tiên những người quê
Nam Định, hoạt động trên địa bàn Nam Định, có công lao với nhân dân Nam Định đã mất và được tôn vinh qua các thời kỳ lịch sử.
- Quy mô phải phù hợp với công lao, đóng góp đối với dân tộc, cách mạng và quê hương Nam Định ở các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, xã hội… của danh nhân mà đường, phố được mang tên, các danh nhân cùng thời kỳ lịch sử nên đặt tên cho các đường, phố ở cùng một khu vực.
- Không dùng tên nhân vật, tên sự kiện lịch sử chưa được xác định rõ ràng hoặc còn đang tranh luận và các tên không có ý nghĩa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không đặt tên bằng các tên gọi khác nhau của một
danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị.
3.3. Phương thức lựa chọn đặt tên
- Việc đặt tên có thể lựa chọn một trong các phương thức sau: Tên sự kiện lịch sử, cách mạng, kháng chiến; tên địa danh đã quen gọi từ xa xưa, ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân gắn với khu vực phường, xã; tên di tích lịch sử - văn
hóa; danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội; tên danh nhân, nhân vật lịch sử có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, của tỉnh, thành phố Nam Định… Ưu tiên lựa chọn tên các danh nhân, nhân vật được sinh ra tại thành phố Nam Định; tỉnh Nam Định hoặc là người địa phương khác có cuộc đời sự nghiệp gắn bó với thành phố Nam Định cũng như tỉnh Nam Định, những địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu của thành phố Nam Định và tỉnh Nam Định.
- Tên các sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng, kháng chiến phải là những sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng và những chiến thắng chống xâm lược tiêu biểu đã được ghi nhận trong lịch sử thành phố Nam Định, lịch sử tỉnh
Nam Định và ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân.
- Tên địa danh được chọn phải là những địa danh có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa và đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân (tên cũ của làng, xã) hoặc tên địa phương kết
nghĩa có mối quan hệ đặc biệt.
- Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội là những danh từ chung như: Độc lập, Tự do, Dân chủ, Thống nhất, Giải phóng, Đồng khởi ... Những danh từ đó đều có thể sử dụng để đặt tên đường.
- Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được chọn phải là người tiêu biểu trong những người nổi tiếng, có đức, có tài, có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định và của đất
nước.
4. Quy cách biển tên
- Kích thước: Hình chữ nhật 75cm x 40cm.
- Màu sắc: Xanh lam sẫm; đường viền trắng rộng 0,5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến 3,5cm, bốn gốc đường viền uốn cong đều vào bên trong.
- Chất liệu: Sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, sơn chất liệu phản quang.
- Chữ viết trên biển: Kiểu chữ: Chữ in hoa không có chân, mầu trắng; từ “cầu” ở dòng trên, chiều cao chữ 6,0cm, từ tên cầu ở dòng dưới và có cỡ chữ to hơn từ cầu chiều cao cỡ chữ 12,0cm.
- Vị trí gắn biển: Biển được gắn ở đầu, ở cuối cầu. Biển được gắn trên đầu cột sắt đường kính tối thiểu 10cm, được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột cao khoảng 250cm.
- Có thể xem xét việc đặt thêm biển phụ để tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của tên cầu (…kích thước cột, biển có thể nhỏ hơn, nhưng phải đảm bảo thống nhất kích thước biển trong cùng một đô thị).
5. Tên đề xuất
Xuất phát từ truyền thống văn hóa, lịch sử đặc trưng của thành phố Nam Định, Ban Xây dựng Đề án đề xuất phương án đặt tên cầu để ghi dấu ấn riêng của thành phố Nam Định, cụ thể như sau:
Cầu Thiên Trường
Phủ Thiên Trường xưa, Nam Định ngày nay là quê hương, nơi phát tích của vương triều Trần, một triều đại nổi tiếng về “võ công, văn trị”, thịnh trị vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Lịch sử của triều đại 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông, đưa Đại Việt thành một quốc gia cường thịnh, là đỉnh cao của lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam được viết lên từ mảnh đất Thiên Trường - Nam Định.
Phủ Thiên Trường được ra đời từ mùa xuân năm Nhâm Tuất - 1262, khi Thái thượng hoàng Trần Thái Tông cùng quan gia ngự đến hành cung Tức Mặc (là quê cha, đất tổ - thuộc thành phố Nam Định ngày nay) đã cho mở tiệc lớn chiêu đãi dân chúng và xuống chiếu đổi hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường.
Trong suốt lịch sử 175 năm tồn tại của vương triều Trần, mảnh đất Thiên Trường trở thành kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Đến thời nhà Lê và các triều đại phong kiến về sau, Phủ Thiên Trường đã có nhiều lần thay đổi tên: lộ Thiên Trường thuộc Nam Đạo (năm 1428); đạo Thừa Tuyên Thiên Trường (năm 1466), dưới thời Hồng Đức (1470 - 1497) đổi thành xứ Sơn Nam, thời Tây Sơn đổi thành trấn Sơn Nam Hạ.

V. KẾT LUẬN
Trên địa bàn thành phố Nam Định, trong thời gian vừa qua, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, diện mạo đô thị đổi thay. Các công trình trọng điểm được hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điểm nhấn cho thành phố. Việc xây dựng cầu
qua sông Đào từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi và đặt tên cho cây cầu này là hết sức cần thiết, phù hợp với sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thành phố, đáp ứng mong muốn của chính quyền các cấp và nguyện vọng của
nhân dân.
VI. KIẾN NGHỊ
Đề án đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, đặt tên là tên các sự kiện lịch sử, tên địa danh nổi tiếng, tên các danh danh của đất nước, của tỉnh, thành phố theo các quyết định của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và các
công trình công cộng trên địa bàn tỉnh: Quyết định số 334/QĐ-HĐTV ngày 11/10/2021 của Hội đồng tư vấn tỉnh Nam Định. Tất cả các tên dự kiến đặt có trong Ngân hàng tên của tỉnh, phù hợp với quy mô, mục đích, ý nghĩa của tuyến đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Nam Định. Trân trọng đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua việc đặt tên cầu qua sông Đào từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi để có cơ sở triển khai thực hiện, phục vụ giao thông, tăng khả năng kết nối các huyện phía Nam với thành phố Nam Định./.