Đưa hợp tác nghị viện trở thành một trụ cột trong quan hệ Việt Nam-Nam Phi
Hai bên nhất trí đưa hợp tác trên kênh nghị viện trở thành một trong những trụ cột trong hợp tác song phương thông qua thúc đẩy các hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao, các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội và giao lưu nghị sĩ; phát huy cơ chế tham vấn, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn nghị viện đa phương...
Trong khuôn khổ , ngày 16/7, tại trụ sở Quốc hội Nam Phi, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện (Hội đồng quốc gia các tỉnh) Nam Phi Refilwe Mtshweni-Tsipane. Trước đó, ngày 15/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Nam Phi Annelie Lottriet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh hội kiến Chủ tịch Thượng viện (Hội đồng quốc gia các tỉnh) Nam Phi Refilwe Mtshweni-Tsipane. (Ảnh: TTXVN)
Tại các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao Nam Phi, bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm Nam Phi; cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và sự đón tiếp trọng thị mà Quốc hội, Thượng viện và những người bạn Nam Phi đã dành cho đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam; chuyển lời thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới các Lãnh đạo cấp cao của Nam Phi.
Phó Chủ tịch Quốc hội chúc mừng những thành tựu quan trọng mà Nam Phi đã đạt được trong công cuộc phát triển đất nước thời gian qua, đặc biệt là trong việc triển khai các mục tiêu của “Kế hoạch phát triển quốc gia - tầm nhìn 2030” nhằm nâng cao đời sống cho người dân và giảm đói nghèo, bất bình đẳng trong xã hội; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ “Đối tác vì Hợp tác và Phát triển” với Nam Phi, xác định Nam Phi là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã chuyển thư của Chủ tịch nước Lương Cường mời Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tham dự Lễ ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng được tổ chức tại Hà Nội trong tháng 10/2025, thư của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Tổng thống Nam Phi mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nam Phi trong năm 2025 và trân trọng mời các Lãnh đạo Nam Phi thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.
Vui mừng đón đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Nam Phi sau 8 năm, các lãnh đạo cấp cao Nam Phi đánh giá cao chuyến thăm của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh; nhấn mạnh chuyến thăm không chỉ mở ra hướng đi mới cho hợp tác trên kênh nghị viện mà còn tạo xung lực để hai nước mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh..., vì lợi ích, phát triển và thịnh vượng của hai dân tộc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh chuyển thư của Chủ tịch nước Lương Cường mời Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tham dự Lễ mở ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng được tổ chức tại Hà Nội trong tháng 10/2025 và chuyển thư của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Tổng thống Nam Phi đã mời Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nam Phi trong năm 2025. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Thượng viện Nam Phi Refilwe Mtshweni-Tsipane dành tình cảm đặc biệt đối với Việt Nam; cảm ơn Việt Nam đã luôn sát cánh ủng hộ Nam Phi trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay; đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp xây dựng định hướng, chiến lược hợp tác trong thời gian tới.
Thông tin về tình hình mỗi nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và các lãnh đạo cấp cao Nam Phi vui mừng chứng kiến thời gian qua phát triển tích cực với các hoạt động trao đổi đoàn thường xuyên trên tất cả các kênh, các cấp. Trong đó, giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm với Chủ tịch Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa vào tháng 4/2025 đã tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác giữa hai nước.
Các lãnh đạo cấp cao Nam Phi bày tỏ ngưỡng mộ các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; mong muốn nghiên cứu sâu hơn về công cuộc sắp xếp, chính quyền vừa qua tại Việt Nam...
Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương giữa hai nước như Diễn đàn Đối tác liên Chính phủ, Ủy ban Thương mại hỗn hợp và Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Nam Phi; tăng cường các hoạt động tiếp xúc, trao đổi các cấp; phát huy hiệu quả khuôn khổ hợp tác "Đối tác vì hợp tác và phát triển" và hướng tới khuôn khổ quan hệ thực chất, sâu sắc hơn trong thời gian tới.
Về hợp tác trên các diễn đàn đa phương, hai bên nhất trí tiếp tục truyền thống phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương. Trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Việt Nam đề nghị Nam Phi xem xét và ủng hộ các ứng cử của Việt Nam vào các diễn đàn đa phương, quốc tế; ủng hộ Việt Nam tăng cường hợp tác, đóng góp cho các chương trình nghị sự chung của Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC)...

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch Thượng viện (Hội đồng quốc gia các tỉnh) Nam Phi Refilwe Mtshweni-Tsipane sau buổi hội kiến. (Ảnh: TTXVN)
Về lĩnh vực kinh tế, hai bên nhất trí sớm thống nhất danh sách 50 mặt hàng xuất khẩu tiềm năng sang thị trường mỗi bên; thúc đẩy hợp tác du lịch thông qua đơn giản hóa các thủ tục thị thực nhập cảnh tại mỗi nước; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư trong các lĩnh vực ô-tô điện, chế biến khoáng sản, linh kiện điện tử, máy công nghiệp, dầu khí, năng lượng tái tạo, phần mềm, đồ nội thất…; tăng cường chia sẻ thông tin thị trường, cơ hội, ưu đãi về đầu tư, tổ chức các đoàn xúc tiến, diễn đàn/tọa đàm đầu tư.
Chủ tịch Thượng viện Nam Phi Refilwe Mtshweni-Tsipane cho biết, các địa phương của Nam Phi rất giàu tài nguyên, mỗi địa phương có thế mạnh riêng, sẵn sàng hợp tác với các đối tác Việt Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Nam Phi Annelie Lottriet đánh giá Việt Nam và Nam Phi là hai nền kinh tế đang phát triển, hai bên có thể học hỏi lẫn nhau về phương pháp quản lý tài chính, kinh tế, đặc biệt trong những vấn đề mới nổi như phòng, chống ...
Về hợp tác nghị viện, hai bên nhất trí đưa hợp tác trên kênh nghị viện trở thành một trong những trụ cột trong hợp tác song phương thông qua thúc đẩy các hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao, các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội và giao lưu nghị sĩ; phát huy cơ chế tham vấn, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn nghị viện đa phương, đặc biệt trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA)...; nhất trí đàm phán, ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Quốc hội hai nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nam Phi Annelie Lottriet đánh giá cao sáng kiến thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị giữa hai nước và để hoạt động hiệu quả, hai Nhóm cần tăng cường thăm viếng lẫn nhau; tích cực trao đổi các vấn đề cùng quan tâm như thương mại, đầu tư; chia sẻ những ý tưởng phát triển kinh tế ở mỗi nước...
Hai bên phối hợp giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác mà Chính phủ hai nước đã ký kết; thúc đẩy các cơ quan Chính phủ hai nước tích cực trao đổi, đàm phán, tiến tới ký kết các văn kiện hợp tác nền tảng như: Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông, Hiệp định hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học...