Dubai, Ả Rập chìm trong trận bão lớn và lũ lụt lịch sử, nguyên do vì sao?
Trận mưa lớn hơn tới 250mm ở tiểu Vương quốc Ả Rập được coi là trận lụ lụt lịch sử tại quốc gia Tây Á này trong 75 năm trở lại đây.
Với những quốc gia phát triển như Ả Rập thì ngập lụt dường là điều hiếm khi xảy ra. Thế nhưng, một cơn bão lớn ập đến vào ngày 16/4 vừa qua đã làm quốc gia này chìm trong ngập lụt. Lượng mưa tăng cao kỷ lục khiến lũ lụt diễn ra khắp nơi trên đường phố, thậm chí ngập cả nhà, giao thông bị tắc nghẽn và người dân bị mắc kẹt. Theo báo cáo mới nhất, có 4 người đã tử vong trong trận lũ lịch sử vừa qua ở Ả Rập.
Nghi vấn phương pháp gieo mây làm mưa nhân tạo gây nên bão?
Ả Rập thường được biết đến là vùng khí hậu sa mạc khô hạn với độ nóng có thể trên 50 độ C vào mùa hè. Đây là một trong những khu vực nóng nhất và khô nhất trên Trái đất nên họ bắt buộc phải sử dụng phương pháp nhân tạo mưa có tên "gieo hạt trên mây" - Cloud Seeding để bổ sung thêm nguồn nước thiếu hụt.
Ả Rập là quốc gia điển hình theo đuổi và phát triển kỹ thuật gieo hạt trên mây trong suốt 10 năm qua. Cũng nhờ kỹ thuật tiên tiến này, Ả Rập đã bổ sung được thêm 30% lượng mưa cho quốc gia.
Gieo hạt trên mây là kỹ thuật cấy hợp chất hóa học vào các đám mây để kích thích tạo mưa. Người ta dùng máy bay không người lái hoặc tên lửa để đưa các hóa chất như i-ốt bạc, i-ốt kali và đá khô vào khí quyển. Sau khi hút hơi nước trong không khí, các hạt này sẽ tạo thành các đám mây vũ tích và cuối cùng là mưa. Để tạo ra cơn mưa nhân tạo này, các nhà khoa học chỉ mất khoảng nửa giờ đồng hồ.
Sau trận lũ lụt lịch sử ngày 16/4 vừa qua, người ta đã đặt ra nghi vấn, liệu có phải tần suất nhân tạo mưa thường xuyên ở Ả Rập đã gây ra trận mưa lớn, kéo theo bão hay không? Tuy nhiên, cơ quan khí tượng của Ả Rập khẳng định trước thời điểm cơn bão xảy ra, quốc gia này không tiến hành kích thích mưa nhân tạo.
Bà Friederike Otto, giảng viên cao cấp về Khoa học Khí hậu của Đại học Hoàng gia London, Anh đã phân tích cụ thể như sau: gieo hạt trên mây sẽ không thể tạo ra mây nếu trong không khí không có sẵn độ ẩm. Nó chỉ có tác động hơi nước vốn có sẵn trên bầu trời ngưng tụ nhanh hơn và rơi xuống ở khu vực được chỉ định sẵn. Vì thế, giả thiết này đã được loại bỏ.
Mưa bão lớn có thể là do biến đổi khí hậu
Các chuyên gia về thời tiết và khí hậu trên thế giới lý giải lượng mưa lớn ở Ả Rập vừa qua có thể là do thời tiết thay đổi mà nguyên nhân sâu sa vẫn là do biến đổi khí hậu gây ra.
Bà Esraa Alnaqbi, giám đốc dự báo của Trung tâm Khí tượng Quốc gia Ả Rập cho biết, áp suất giữa tầng trên bầu khí quyển và tầng bề mặt đã tạo thành lực ép lên không khí. Khi mặt đất càng ấm và trên cao càng lạnh thì áp suất càng lớn và tạo điều kiện cho giông bão mạnh hơn. Theo ông Dim Coumou, Giáo sư tại Đại học New York, Mỹ, lượng mưa tăng cao là do sự đối lưu dòng khí chuyển động mạnh trong giông bão. Khi Trái đất nóng lên, sự đối lưu này cũng mạnh lên.
Bà Otto của Đại học Hoàng gia London cũng cho biết thêm, lượng mưa nhiều hơn là do độ ẩm tăng cao, mà nguyên nhân khiến cho độ ẩm tăng cao là do bầu không khí ấm hơn. Ông Mark Howden, Giám đốc Viện Giải pháp Khí hậu, Năng lượng và Thảm học của Đại học Quốc gia Úc cho rằng, sự nóng lên của Trái đất đã làm cho vùng biển xung quanh Dubai ấm lên bất thường. Khu vực này vốn đã có bầu không khí nóng do tính chất địa lý, nay lại càng gia tăng tốc độ bốc hơi và khả năng giữ nước trong khí quyển. Chính sự kết hợp này đã làm cho lượng mưa ở Dubai cao hơn.