Trang Avia của Nga cho biết, sau khi Đức cung cấp khoảng 500 tổ hợp tên lửa phòng không Strela-2 cho Ukraine thì Berlin hiện đã tạm ngừng cung cấp thêm.
Việc Đức ngừng cung cấp loại tên lửa phòng không vác vai nguy hiểm này cho Ukraine được một số nhà quan sát cho rằng để tránh gia tăng căng thẳng với Nga.
Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy, lý do của việc ngừng cung cấp đột ngột là do phía Đức phát hiện ra phần lớn tên lửa này đã không thể sử dụng sau khi họ đưa ra khỏi kho.
“Khi dỡ kho, quân đội Đức nhận thấy một số tổ hợp đã bị hư hỏng và có những khiếm khuyết không cho phép sử dụng chúng một cách an toàn”, một nguồn tin thạo tin cho biết với hãng tin Avia.
Trước đó theo tờ Washington Post của Mỹ cho biết, chính phủ Đức sau khi viện trợ súng chống trăng đã hứa viện trợ cho Ukraine hàng ngàn tên lửa phòng không vác vai.
Truyền thông Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, số tên lửa này được sản xuất trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Tạp chí Der Spiegel của Đức thậm chí cho biết, ít nhất 700 trong số 2.700 tên lửa phòng không 9K38 Igla của Đức cung cấp cho Ukraine đã hết "date", không còn khả dụng. Những tên lửa phòng không này do Liên Xô sản xuất, cung cấp cho Quân đội Nhân dân Đông Đức trước năm 1990.
Quân đội Đức đã không sử dụng tên lửa 9K38 Igla trong các cuộc tập trận kể từ năm 2014. Giờ đây, vũ khí được cho là đã bị mốc trong các hộp gỗ đến nỗi, binh lính không thể đến gần nếu không mặc quần áo bảo hộ.
Trước đó phía Đức đã lên phương án tháo dỡ loại tên lửa phòng không này, nhưng kế hoạch tháo dỡ được cho là đã bị hủy bỏ, do lo ngại về ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra tờ Der Spiegel đưa tin rằng, số thiết bị ngắm bắn tên lửa cũng bị thiếu.
Theo thông tin, hệ thống tên lửa phòng không 9K38 Igla được ra mắt vào đầu những năm 1970 và được Liên Xô xuất khẩu rộng rãi sang các quốc gia đồng minh và bạn bè.
9K38 Igla (trong tiếng Nga là: 9K38 Игла́ – “Cây kim sắc”) là một loại tên lửa không đối đất (Surface to Air Missile – SAM) tầm gần sử dụng tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại.
K38 Igla được NATO định danh là SA-18 “Grouse”, “Grouse” nghĩa là kẻ khó chịu. Và trên thực tế trong các cuộc xung đột, Igla đã thể hiện “sự khó chịu” của mình với các máy bay của phía Mỹ và NATO.
9K38 Igla có 2 phiên bản, đầu tiên là phiên bản 9K310 Igla-1 được phía NATO định danh là “Gimlet”.
Phiên bản thứ 2 là 9K38 Igla-S với nhiều cải tiến vượt trội khiến chúng trở thành cơn ác mộng đối với các loại máy bay tầm thấp.
9K38 Igla-S hiện hiện đã được biên chế cho Quân đội Liên bang Nga từ những năm 2004 và còn được sử dụng cho đến nay với vai trò là hệ thống tên lửa vác vai (MANPADS).
Hiện nay, Strela-3 và 9K38 Igla-S là 2 loại tên lửa phòng không vác vai hiện đại nhất có trong biên chế của quân đội Nga. Chúng cũng đang được lính Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Việt Hùng