Đức có thể cấm dầu của Nga trong 'vài ngày nữa'
Hôm qua (26/4) Đức đã giảm nhập khẩu dầu của Nga hơn 20% và các nhà chức trách hiện lạc quan rằng sẽ chỉ là vấn đề trong vài ngày tới khi nước này có thể áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với dầu của Nga.
Được biết, Nga chiếm khoảng 55% nguồn nhập khẩu khí đốt của Đức và 35% nguồn nhập khẩu dầu của nước này. Giới chức Đức trước đó đề xuất mục tiêu tới giữa năm 2024 có thể chấm dứt nhập khẩu khí đốt của Nga.
Bất chấp ảnh hưởng xung quanh, Đức dần lên kế hoạch cách ly khỏi năng lượng Nga. Ảnh: Oil Price.
Sau thỏa thuận mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với Qatar hồi tháng 3, Đức có thể phần nào giảm sự phụ thuộc quá lớn vào khí đốt Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo Đức có thể đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng đáng kể nếu không có nguồn cung từ Nga. Và ngành công nghiệp của nước này có thế ngấm đòn nặng nề.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm thứ Ba (26/4) cho biết lệnh cấm hoàn toàn sẽ "có thể kiểm soát được" và nước này nhắm đến việc tìm kiếm dầu thay thế cho dầu của Nga trong vòng vài ngày.
Theo ông Habeck, Đức hiện đang "rất, rất gần" với việc ban hành lệnh cấm vận dầu mỏ chính thức đối với Nga.
Cho đến nay, Đức đã giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Nga xuống còn khoảng 12% tổng nhập khẩu, giảm từ 35% trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai kế hoạch quân sự lên Ukraine vào cuối tháng Hai.
Theo ông Euractiv, nhà máy lọc dầu Đông Đức ở Schwedt thuộc sở hữu của Rosneft và chỉ cung cấp dầu của Nga, cũng như một nhà máy lọc dầu khác của Đông Đức ở Leuna.
Thay vì phụ thuộc vào dầu máy của Nga, Bộ Kinh tế Đức chia sẻ với báo chí rằng việc giao hàng sẽ phải qua cảng rồi đến xe tải và tàu hỏa, và cảng Gdansk của Ba Lan sẽ là đối tác chính để thực hiện chức năng này.
Tuyên bố của Đức trùng với một điểm gây áp lực khác đối với nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu: Đóng góp vũ khí cho cuộc chiến chống Nga ở Ukraine – một con đường mà Đức đã tránh cho đến nay.
Vào cuối ngày thứ Ba, chính phủ Đức thông báo rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine các thiết bị quân sự hạng nặng do Đức sản xuất.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christina Lambrecht đã thông báo về động thái này trong bài phát biểu khai mạc tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức, diễn ra khi bắt đầu hội nghị quốc phòng do Mỹ đăng cai về Ukraine.
Lê Na (Theo Oil Price)
Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/duc-co-the-cam-dau-cua-nga-trong-vai-ngay-nua-post191917.html