Đức lo lắng vì... thành công quá nhanh trong việc thay thế khí đốt Nga

Thay thế khí đốt Nga quá thành công lại gây ra nhiều phiền toái cho Đức là nghịch lý vừa được các chuyên gia kinh tế chỉ ra.

Chính phủ Đức đang cảm thấy lo ngại khi thu được thành công quá lớn và nhanh chóng trong việc thay thế khí đốt Nga, nhận xét nói trên đã được ấn phẩm Business Insider của Mỹ đưa ra.

Chính phủ Đức đang cảm thấy lo ngại khi thu được thành công quá lớn và nhanh chóng trong việc thay thế khí đốt Nga, nhận xét nói trên đã được ấn phẩm Business Insider của Mỹ đưa ra.

Đức đã cố gắng từ bỏ năng lượng Nga trong vài tháng nay, bất chấp nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên vẫn là quan trọng nhất đối với nước này. Năm 2021, Nga chiếm 55% nhập khẩu nhiên liệu xanh của Đức, nhưng đến giữa tháng 4/2022, con số này giảm xuống còn 35%.

Đức đã cố gắng từ bỏ năng lượng Nga trong vài tháng nay, bất chấp nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên vẫn là quan trọng nhất đối với nước này. Năm 2021, Nga chiếm 55% nhập khẩu nhiên liệu xanh của Đức, nhưng đến giữa tháng 4/2022, con số này giảm xuống còn 35%.

Phương pháp thay thế chính là chuyển đổi sang nguồn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), chủ yếu xuất xứ từ Mỹ, được vận chuyển bằng đường biển thông qua những con tàu vận tải khổng lồ.

Phương pháp thay thế chính là chuyển đổi sang nguồn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), chủ yếu xuất xứ từ Mỹ, được vận chuyển bằng đường biển thông qua những con tàu vận tải khổng lồ.

Tuy nhiên Đức cần xây dựng nhiều trạm thiết bị đầu cuối xử lý nhiên liệu. Các nhà chức trách đang theo sát kế hoạch tạo ra cơ sở hạ tầng mới, nhưng họ e ngại sự phát triển của nó: “Berlin không muốn quá thành công trong việc này”, bài báo viết.

Tuy nhiên Đức cần xây dựng nhiều trạm thiết bị đầu cuối xử lý nhiên liệu. Các nhà chức trách đang theo sát kế hoạch tạo ra cơ sở hạ tầng mới, nhưng họ e ngại sự phát triển của nó: “Berlin không muốn quá thành công trong việc này”, bài báo viết.

Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức - ông Robert Habek, quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ khí đốt của Nga sang LNG có thể dẫn đến thực tế là tất cả các thiết bị đầu cuối đắt tiền sẽ trở nên vô dụng chỉ sau một thời gian ngắn.

Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức - ông Robert Habek, quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ khí đốt của Nga sang LNG có thể dẫn đến thực tế là tất cả các thiết bị đầu cuối đắt tiền sẽ trở nên vô dụng chỉ sau một thời gian ngắn.

Điều này là do trong tương lai, nước Đức đã lên kế hoạch từ bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió hay điện mặt trời...

Điều này là do trong tương lai, nước Đức đã lên kế hoạch từ bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió hay điện mặt trời...

“Trước mắt, chúng tôi đã khá thành công trong việc thay thế khí đốt của Nga, nhưng các nhà chức trách cần phải đảm bảo rằng nước Đức không quá thành công trong việc này".

“Trước mắt, chúng tôi đã khá thành công trong việc thay thế khí đốt của Nga, nhưng các nhà chức trách cần phải đảm bảo rằng nước Đức không quá thành công trong việc này".

"Chúng tôi không muốn dành khoảng thời gian 30 - 40 năm tới để tạo ra một ngành công nghiệp khí đốt toàn cầu mà nước Đức sẽ không thực sự cần đến”, Bộ trưởng Habek giải thích.

"Chúng tôi không muốn dành khoảng thời gian 30 - 40 năm tới để tạo ra một ngành công nghiệp khí đốt toàn cầu mà nước Đức sẽ không thực sự cần đến”, Bộ trưởng Habek giải thích.

Hiện tại không có bến tiếp nhận LNG nào ở Đức, nhưng các nhà chức trách đã thông qua một dự luật cho phép chúng được phép xây dựng trong khoảng thời gian rất ngắn.

Hiện tại không có bến tiếp nhận LNG nào ở Đức, nhưng các nhà chức trách đã thông qua một dự luật cho phép chúng được phép xây dựng trong khoảng thời gian rất ngắn.

Theo kế hoạch, những trạm tiếp nhận đầu tiên sẽ xuất hiện vào năm sau. Tất cả những điều này có thể giúp loại bỏ nhiên liệu của Nga, nhưng Đức nhiều khả năng sẽ không cần các cơ sở hạ tầng đắt đỏ này trong tương lai.

Theo kế hoạch, những trạm tiếp nhận đầu tiên sẽ xuất hiện vào năm sau. Tất cả những điều này có thể giúp loại bỏ nhiên liệu của Nga, nhưng Đức nhiều khả năng sẽ không cần các cơ sở hạ tầng đắt đỏ này trong tương lai.

“Đức có kế hoạch thực hiện chuyển đổi sang sử dụng hoàn toàn năng lượng sạch vào khoảng năm 2035 theo đúng cam kết về Hiệp ước chống biến đổi khí hậu. Đó là năng lượng mặt trời và năng lượng gió".

“Đức có kế hoạch thực hiện chuyển đổi sang sử dụng hoàn toàn năng lượng sạch vào khoảng năm 2035 theo đúng cam kết về Hiệp ước chống biến đổi khí hậu. Đó là năng lượng mặt trời và năng lượng gió".

"Chiến lược của nền kinh tế lớn nhất châu Âu là phát triển những nguồn năng lượng tái tạo, trong đó không bao gồm dự định sử dụng các thiết bị đầu cuối LNG đang được xây dựng cấp tốc với chi phí cao”, tờ Business Insider nói rõ.

"Chiến lược của nền kinh tế lớn nhất châu Âu là phát triển những nguồn năng lượng tái tạo, trong đó không bao gồm dự định sử dụng các thiết bị đầu cuối LNG đang được xây dựng cấp tốc với chi phí cao”, tờ Business Insider nói rõ.

Ngoài ra cũng phải xem xét cuộc khủng hoảng toàn cầu với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Berlin hiện đang phải đối mặt với vấn đề về thời gian ký kết các hợp đồng dài hạn (thường là trong khoảng thời gian từ 10 đến 25 năm) nếu quốc gia này có ý định từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra cũng phải xem xét cuộc khủng hoảng toàn cầu với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Berlin hiện đang phải đối mặt với vấn đề về thời gian ký kết các hợp đồng dài hạn (thường là trong khoảng thời gian từ 10 đến 25 năm) nếu quốc gia này có ý định từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Tuy vậy cũng có ý kiến cho rằng mốc thời gian 2035 để chuyển đổi sang sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo là quá lạc quan và Đức không cần lo lắng nhiều với viễn cảnh lãng phí các trạm tiếp nhận LNG của mình.

Tuy vậy cũng có ý kiến cho rằng mốc thời gian 2035 để chuyển đổi sang sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo là quá lạc quan và Đức không cần lo lắng nhiều với viễn cảnh lãng phí các trạm tiếp nhận LNG của mình.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/duc-lo-lang-vi-thanh-cong-qua-nhanh-trong-viec-thay-the-khi-dot-nga-post507191.antd