Đức phản đối lệnh cấm của EU về khí đốt Nga khi chuẩn bị các lệnh trừng phạt mới

Hôm qua (4/4), Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner bác bỏ lệnh cấm vận của EU đối với nhập khẩu khí đốt của Nga, do số dân thường thương vong ở Ukraine làm gia tăng áp lực buộc Khối này phải áp dụng các hình phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga.

"Chúng tôi đang đối phó với một cuộc chiến tranh hình sự", ông Lindner tuyên bố trước cuộc gặp với các đối tác EU tại Brussels.

"Rõ ràng là chúng ta phải cắt đứt mọi quan hệ thương mại với Nga càng sớm càng tốt. Chúng ta phải lên kế hoạch trừng phạt mạnh tay, nhưng trong ngắn hạn, nguồn cung khí đốt không thể thay thế được. Sẽ là “gậy ông đập lưng ông” nếu đưa ra quyết định đó ngay bây giờ", ông nói.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner phát biểu tại Bộ Tài chính ở Berlin, Đức vào ngày 31 tháng 3 năm 2022. Ảnh:Tobias Schwarz/Reuters.

Theo Lindner đề xuất rằng, thay vì áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với tất cả các hoạt động nhập khẩu năng lượng của Nga, EU sẽ kiểm tra từng loại nhiên liệu hóa thạch một cách độc lập, vì các nhà cung cấp thay thế cho từng loại nhiên liệu hóa thạch có thể được xác định với các tỷ lệ khác nhau.

Sau nhiều năm hưởng lợi từ nguồn cung cấp năng lượng của Nga, Đức đang “chia rẽ” về cách chấm dứt quan hệ đối tác kinh doanh mà các nhà phê bình cho rằng Nga tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng thực tế không thể phủ nhận, Nga đối với EU là rất quan trọng vì cung cấp 40% nhu cầu khí đốt cho châu Âu.

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz dường như chia rẽ về lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga và áp lực đang gia tăng lên các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin khi có bằng chứng về những hành động của quân đội Nga đối với dân thường Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht hôm Chủ nhật (3/3) nhận định Liên minh châu Âu nên xem xét việc cấm nhập khẩu khí đốt của Nga sau khi các quan chức Ukraine và châu Âu cáo buộc lực lượng Nga có hành vi quân sự gần Kyiv, làm dấy lên kỳ vọng rằng Đức có thể xem xét lại việc phản đối lệnh cấm.

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đã tuyên bố phản đối lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga: "Chúng tôi đang nỗ lực để thiết lập các điều kiện tiên quyết và các giai đoạn tiến tới lệnh cấm vận".

Theo Markus Soeder, đã chỉ trích chính phủ vì “tập trung tư tưởng” vào việc chỉ chuyển đổi sang năng lượng gió và mặt trời trong khi thúc đẩy kế hoạch đóng cửa các cơ sở điện hạt nhân cuối cùng trong năm nay. Ông nói: “Chúng tôi cần 5 nhà máy điện hạt nhân trong 5 năm nữa và một đường ống từ Nam Âu đến miền Nam nước Đức.

Khí đốt của Nga ban đầu được hình dung như một "cầu nối" cung cấp năng lượng cho nền kinh tế giữa sự kết thúc của năng lượng hạt nhân và sự thay thế hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo.

Đức đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nhân, chính trị gia, hàng hóa kỹ thuật và dòng tài chính của Nga, nhưng không hạn chế xuất khẩu dầu, khí đốt và than đá, cho rằng làm như vậy sẽ gây hại cho Đức nhiều hơn là Điện Kremlin.

Theo các nhà bình luận kinh tế, nếu Đức ngừng mua năng lượng của Nga, nước này sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái nghiêm trọng.

Theo ông Habeck, Đức đang cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng kinh tế gián tiếp của Nga đối với ngành năng lượng của Đức. Ông lưu ý đến 54,2% cổ phần của công ty dầu khí Rosneft của Nga trong nhà máy lọc dầu Schwedt (PCK Schwedt) - một nhà máy lọc dầu ở miền đông Đức chuyên xử lý khí đốt của Nga.

Được biết, ông Habeck đang đánh giá hồ sơ của Rosneft để tăng cổ phần của mình tại Schwedt lên 91,67%, theo thỏa thuận vào tháng 11 năm ngoái.

Lê Na (Theo CNA)

Lê Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/duc-phan-doi-lenh-cam-cua-eu-ve-khi-dot-nga-khi-chuan-bi-cac-lenh-trung-phat-moi-post188691.html