Dùng cái chết để đối phó với chuyện vợ ly hôn, người đàn ông vẫn nhận thất bại thảm hại, 4 chữ cuối cùng gửi vợ cũ vừa kỳ lạ vừa ích kỷ đến tận cùng!
Chưa biết cách làm chồng đã vội vã kết hôn, người đàn ông đã phải nhận trái đắng. Khi phụ nữ cảm thấy tuyệt vọng thì chẳng có gì họ không dám làm hết cả.
Sau khi kết hôn, đàn ông cần phải có trách nhiệm. Nếu như điều đó không được coi trọng thì cuộc hôn nhân rất khó để hạnh phúc. Đàn ông luôn phải học cách trở thành một người chồng đúng nghĩa khi quyết định tổ chức hôn lễ.
Dùng chiêu bài tự vẫn để ép cưới
Đái Vọng Thư là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc. Ông sinh năm 1905 tại Chiết Giang và có tính cách khá cô đơn, trầm uất. Khi 20-21 tuổi, ông đã có hàng loạt tác phẩm đăng báo và trở thành một nhà thơ có tiếng.
Một ngày mưa năm 1927, ông đến thăm nhà cậu bạn học họ Thi và tình cờ gặp cô em gái của bạn tên Thi Giáng Niên.
Nụ cười dịu dàng, lời nói nhẹ nhàng của Giáng Niên khiến Đái Vọng Thư bị mê hoặc. Kể từ đó, 3 ngày ông lại đến nhà bạn 2 lần, gặp bạn thì ít mà mục đích chính muốn được gặp cô em gái.
Lúc đó, Đái Vọng Thư theo đuổi Giáng Niên ráo riết. Thậm chí có một tác phẩm rất nổi tiếng của Đái Vọng Thư được cho là viết về cô gái này. Hàng loạt bài thơ tỏ tình được viết nên, cách thức đó rất lãng mạn nhưng Thi Giáng Niên không có tình cảm với ông.
Đái Vọng Thư không nói nhiều, Thi Giáng Niên lại nhiệt tình và năng động, tính tình cả hai không hợp nhau nên bản thân cô gái họ Thi thấy không hợp. Thêm một điều nữa, Thi Giáng Niên không ưng những vết sẹo do bệnh đậu mùa trên mặt Đái Vọng Thư nên khéo léo chối từ.
Thi Giáng Niên ít hơn Đái Vọng Thư 5 tuổi, hoạt bát, đáng yêu và hồn nhiên, càng tiếp xúc càng thấy Vọng Thư quá nhạt nhẽo, khác xa với mẫu đàn ông của mình. Bởi vậy, bà dứt khoát từ chối lời tỏ tình và nghĩ rằng sự việc sẽ kết thúc ở đó.
Đái Vọng Thư là một nhà thơ có tâm hồn yếu đuối, đa sầu đa cảm. Sau khi nhận thất bại thì cảm thấy như trên trời rớt xuống địa ngục.
Hôm đó, họ Đái đã cầm dao đi tìm Thi Giáng Niên và dọa sẽ tự tử ngay nếu như bị từ chối. Thi Giáng Niên hoảng hốt, lúc đó bà không rõ là mình cảm động hay sợ hãi, vội vàng gật đầu đồng ý.
Mối quan hệ của cả hai được xác định, Đái Vọng Thư quyết định về Hàng Châu đưa cha mẹ đến nhà họ Thi để cầu hôn. Tuy nhiên, cha mẹ Thi Giáng Niên không đồng ý. Cũng may, anh trai của bà đã hết sức can thiệp, giúp cặp đôi đính hôn thành công vào năm 1931.
Nói đi thì phải nói lại, Thi Giáng Niên không dành tình yêu cho Đái Vọng Thư. Bà phải đồng ý mối hôn sự này vì chính họ Đái cầm dao ép buộc.
Sau khi đính hôn, Thi Giáng Niên đề nghị họ Đái đi du học để sau này có công việc và thu nhập tốt. Năm 1932, ông sang Pháp du học và hứa hẹn sẽ kết hôn sau khi về.
Trong khi ở Pháp, Đái Vọng Thư điếng người khi nhận được thông tin Thi Giáng Niên có người yêu mới. Khi chấp nhận đính hôn, bà không yêu ông nên bây giờ đứng giữa lựa chọn tình yêu mà mình mong muốn và người đàn ông ép buộc, bà đã chọn tình yêu.
3 năm sau ngày du học, nhận được tin tức, Đái Vọng Thư gửi một bức điện cho Thi Giáng Niên để hỏi nhưng không được hồi đáp. Ông đã vội vã về Trung Quốc trong cơn điên để xác nhận. Sau khi gặp Thi Giáng Niên, ông đã tát bà trên phố và đăng báo về chuyện hủy bỏ hôn ước giữa cả hai.
Cuộc hôn nhân 7 năm trong sự lạnh nhạt
Bị phản bội, mất tình yêu, Đái Vọng Thư ngày ngày chìm trong đau khổ. Lúc đó một người bạn khác quyết định mai mối em gái mình cho
"Buồn gì chứ, em gái tôi còn đẹp hơn cô ấy nhiều. Để tôi làm mai cho cậu", người bạn này lên tiếng.
Bởi vậy, Đái Vọng Thư đã gặp Mục Lệ Quyên, người nhỏ hơn mình 12 tuổi. Điểm khác biệt giữa Mục Lệ Quyên và Thi Giáng Niên là Lệ Quyên rất ngưỡng mộ Đái Vọng Thư. Bà cũng là người mê văn chương và có tìm hiểu về nhà thơ nay. Đái Vọng Thư sau khi gặp mặt Lệ Quyên và nghe cô bàn về thơ văn thì cảm thấy rung động.
Năm 1936, cặp đôi quyết định tổ chức hôn lễ ở Khách sạn Tân Á (Thượng Hải). Họ sinh một cô con gái không lâu sau đó và sống khá vui vẻ.
Tuy nhiên, dần dần cuộc hôn nhân này nảy sinh nhiều bất đồng. Đái Vọng Thư thích đọc sách và có thể ở trong phòng làm việc cả ngày. Ông không bao giờ nói chuyện nhà với vợ, thờ ơ với con cái.
Mục Lệ Quyên từng chia sẻ rằng chồng mình không thờ ơ trong chuyện chăn gối, ra ngoài vẫn nói chuyện với bạn bè nhưng về nhà lại rất thờ ơ, không thích trao đổi nhiều với gia đình. Đái Vọng Thư chưa rõ cách làm chồng làm cha như thế nào cả. Những điều này khiến Mục Lệ Quyên rất bức xúc.
Không chỉ thế, Đái Vọng Thư thấy vợ ít hơn mình quá nhiều tuổi thì kiểm soát tài chính một cách nghiêm khắc, tự quyết việc nhà chẳng hỏi ý kiến vợ bao giờ.
Nhiều lần, Mục Lệ Quyên tức giận dọa dẫm:"Nếu anh tiếp tục nặng nề như thế tôi sẽ ly hôn với anh". Đái Vọng Thư coi đó là lời nói đùa và chỉ cười trừ, nghĩ rằng vợ mình chẳng dám thực hiện.
Khi hai vợ chồng bất đồng thì vẻ ngoài thông minh, sự đáng yêu của Thi Giáng Niên năm nào lại hiện lên trong đầu Đái Vọng Thư. Những lúc ấy, nhìn thấy vợ ông chỉ còn thấy sự hụt hẫng.
Bên ngoài, ai cũng nghĩ hai vợ chồng họ tôn trọng, ít nói chuyện nhưng bên trong thực sự mối quan hệ này lạnh như băng.
Mục Lệ Quyên hi vọng chồng thay đổi trong bất lực. Thậm chí, họ Đái còn chẳng thèm để tâm đến con, chỉ biết im lặng làm việc như một người độc thân đúng nghĩa.
Khi viết lời cho bộ phim "Mối tình đầu", Đái Vọng Thư đã thể hiện toàn bộ tình cảm của mình dành cho Thi Giáng Niên - mối tình đầu sâu nặng.
Khi tác phẩm được phát hành, Mục Lệ Quyên rất xấu hổ, trái tim bà không thể tự chữa lành được nữa. Bà nói thẳng:"Đái Vọng Thư không có tình cảm với tôi. Tình yêu của anh ta trao cho Thi Giáng Niên hết rồi".
Sau này, mẹ của Mục Lệ Quyên qua đời, bà cũng quyết định ly hôn chồng luôn. Tuy nhiên, Đái Vọng Thư không đồng ý. Thậm chí dùng cái chết ra để đe dọa.
"Tôi đã chọn cái chết, tôi từ chối yêu cầu ly hôn bởi con gái đã 5 tuổi. Tôi không thể khiến bọn trẻ đau khổ, vì vậy tôi sẽ dùng cái chết để giải quyết".
Cũng vì điều này, Mục Lệ Quyên không thể dứt khoát xuống tay. Bà hoảng sợ một phần vì tình cảm năm xưa, phần khác vì chồng mình là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Nếu sự việc xảy đến thì bà không biết gánh tai tiếng như thế nào cho hết cả.
Trước sự tuyệt vọng của cả hai người phụ nữ, Đái Vọng Thư chỉ biết dọa tự sát, đổi lại là lời nói dối chiếu lệ của Giáng Niên và sự tuyệt vọng hoàn toàn của Mục Lệ Quyên. Bà chỉ quyết ly thân được và thuê một luật sư giải quyết việc này cho mình.
Trong thời gian ly thân, Đái Vọng Thư vẫn gửi cho vợ hai cuốn nhật ký cùng vài bức ảnh tình cảm. Những điều đó cũng chẳng thể lay chuyển Mục Lệ Quyên. Bà đã quá thiệt thòi, quá chán ngán với mối quan hệ này, với một người chồng ích kỷ, luôn nghĩ về tình cũ.
Không xoay chuyển được vợ, Đái Vọng Thư đành phải ký vào thỏa thuận ly hôn chính thức chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 7 năm giữa cả hai. và gửi bức điện cuối cùng chỉ có 4 chữ:"Xin đừng quên anh".
Đây rõ ràng là câu nói cuối cùng kỳ lạ và đầy ích kỷ khi trước đó, chính nhà thơ này đã không thèm trân trọng mối quan hệ, không có trách nhiệm với gia đình, khiến vợ lụi tắt dần tình yêu và kiên quyết rời xa.