Đừng để tết cổ truyền bị 'lãng quên'

Cuộc sống phát triển hiện đại đồng nghĩa với việc không gian dành cho hoạt động văn hóa cổ truyền càng bị thu hẹp. Hầu hết những phong tục tập quán riêng có của tết cổ truyền đang dần mất đi, mai một hoặc đang 'thoi thóp' tồn tại.

Chọn cặp bánh chưng ở cửa hàng tiện lợi thay vì sum họp gói bánh; đến trung tâm thương mại thay vì trẩy hội làng; những trò chơi như tò he, nhảy sạp, vật tay hay ô ăn quan chỉ còn trong câu chuyện được Google tường thuật lại khái niệm, ý nghĩa. Giới trẻ từ lâu đã coi tết cổ truyền đơn thuần như một kỳ nghỉ dài được nhận lì xì mà không có điều kiện để cảm nhận đúng hương vị tết.

Học gói bánh chưng.

Học gói bánh chưng.

Để giới trẻ hiểu và trân quý giá trị truyền thống vô giá của tết, cần có hoạt động thực tế thường niên nhằm giảng dạy, truyền đạt và làm sống dậy những phong tục tập quán đang dần bị mai một, tạo cơ hội cho chính giới trẻ được tham gia hoạt động ý nghĩa này. Bên cạnh đó, sáng tạo của giới trẻ từ tết truyền thống như khai bút online cũng cần được lan tỏa.

Với ý nghĩa này, mới đây, hệ thống giáo dục HOCMAI phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức ngày hội vui xuân đón tết. Ngày hội đã tái hiện không gian tết xưa với phong tục khai bút đầu xuân, những trò chơi dân gian như đi cà kheo, múa sạp, vật tay, ô ăn quan... Giới trẻ được tự gói bánh chưng, xin chữ đầu năm và tham gia những trò chơi dân gian đã vắng bóng ở Hà Nội rất lâu để từ đó hiểu hơn, trân quý và gìn giữ những nét văn hóa ý nghĩa này của tết.

Làm thiệp chúc tết.

Làm thiệp chúc tết.

Bên cạnh hoạt động truyền thống, chương trình còn giới thiệu cách mà giới trẻ đang đón tết như khai test đầu xuân. Khai test đầu xuân cũng là hoạt động được HOCMAI tổ chức thường niên từ năm 2007, thu hút hàng triệu học sinh trên khắp cả nước tham gia vào mỗi dịp tết đến.

Phan Huyền

Nguồn PLO: http://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/dung-de-tet-co-truyen-bi-lang-quen-677967.html