Đụng độ Kyrgyzstan và Tajikistan vì tranh chấp nguồn nước
Kyrgyzstan và Tajikistan đưa ra những cáo buộc về các cuộc đụng độ tồi tệ nhất giữa hai nước láng giềng Trung Á thuộc Liên Xô cũ trong nhiều thập kỷ, khiến ít nhất 16 người chết, khoảng hơn 150 người bị thương và 10.000 người phải di dời vì tranh chấp nguồn nước.
Các cuộc đụng độ bắt đầu vào hôm 28/4 với tiếng súng giữa quân đội Kyrgyz-Tajik ở biên giới. Tranh chấp xảy ra xung quanh một cơ sở cung cấp nước gần làng Kok-Tash, vùng Batken của Kyrgyzstan sau khi một camera CCTV được quân đội Tajikistan lắp đặt trên cột đường dây điện. Phía Kyrgyzstan đã cố gắng hack nó, gây ra các cuộc đụng độ.
Người phát ngôn của Bộ Y tế Kyrgyzstan cho biết: "Tính đến 7h50 sáng 30/4, tổng số người bị thương do sự cố ở biên giới Kyrgyz-Tajik là 134, trong đó có 13 người chết".
Từ phía Tajik - hãng tin Ria Novosti cho biết: 3 công dân Tajik đã chết và 31 người bị thương, trong đó có thị trưởng thành phố Isfara bị một vết thương do đạn bắn.
Hai nước đã tuyên bố ngừng bắn vào cuối ngày 30/4 và đồng ý rút các đơn vị quân đội trở lại sau các cuộc đụng độ nặng nề. Hãng thông tấn Interfax đưa tin, nhưng vụ nổ súng lớn đã nổ ra trong khu vực cấm vào chiều 30/4, các khẩu súng tự động bắn vào khu vực chờ và tòa nhà bốc cháy.
Một quan chức của Kyrgyzstan cho biết: "Vẫn còn quá sớm để nói rằng tình hình đã hoàn toàn chững lại. Hậu quả của cuộc đụng độ quân sự là rất khó khăn. Tôi lưu ý rằng người Tajik đã di dời xe ủi đất khỏi làng Arka ở vùng Leilek".
Một đại diện cảnh sát từ Batken cho biết: Vụ nổ súng xảy ra giữa cả “quân đội và dân thường”.
Hơn 10.000 người đã phải sơ tán khỏi một số ngôi làng, đang bị đe dọa trực tiếp từ các cuộc đụng độ.
Tajikistan và Kyrgyzstan có chung đường biên giới dài khoảng 980 km với một phần lớn của nó không được đánh dấu, dẫn đến tranh chấp về nước, đất đai và đồng cỏ. Việc phân định biên giới lỏng lẻo đã dẫn đến một số cuộc đụng độ kể từ khi cả hai giành độc lập vào năm 1991 sau khi Liên Xô sụp đổ.