Đừng đốt gốc đào nữa đây mới là cách khiến hoa đào bền đẹp ngày Tết

Để cành hoa đào tươi lâu trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều người truyền tai nhau mẹo đốt gốc trước khi cắm, cách này có thực sự hiệu quả?

Có nên đốt gốc cành đào?

Hoa đào từ lâu đã là loại hoa truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Bắc. Hoa đào sở hữu vẻ đẹp rực rỡ và đến nay, loại hoa này trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt, mang ý nghĩa thu hút may mắn, tài lộc.

Trong dịp Tết Nguyên đán, phần lớn các gia đình mua cành đào về trưng để tăng không khí xuân trong nhà. Một trong những thao tác mà nhiều người thực hiện khi chuẩn bị cắm là đốt gốc cành đào. Việc này nhằm mục đích gì và hiệu quả ra sao?

Trước khi cắm đào nhiều người nhiều người cho rằng đốt gốc đào sẽ giữ hoa được tươi. Vậy có nên đốt gốc đào trước khi cắm. Câu trả lời là không nên.

Theo Lao Động, một số chủ vườn đào ở Hà Nội lý giải như sau: Khi đốt bằng lửa sẽ làm gốc đào bị cháy xém, không hút được nước và chất dinh dưỡng để nuôi cành. Từ đó khiến cành nhanh héo, hoa chóng tàn.

Theo các chuyên gia, đốt gốc đào là kinh nghiệm dân gian. Mục đích là để diệt vi khuẩn và nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm hạn chế nhựa chảy ra, tiêu hao dinh dưỡng... Dù vậy, đốt gốc cành đào cũng làm tắc mạch, hạn chế cho nước và chất dinh dưỡng đi nuôi cành.

Thời tiết nóng ấm khiến đào nở nhanh hơn, để làm chậm lại quá trình này bạn chỉ cần khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm. Cách này sẽ hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa. Bên cạnh đó dùng nước lạnh để cắm hoa cũng là một giải pháp. Ảnh minh họa.

Thời tiết nóng ấm khiến đào nở nhanh hơn, để làm chậm lại quá trình này bạn chỉ cần khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm. Cách này sẽ hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa. Bên cạnh đó dùng nước lạnh để cắm hoa cũng là một giải pháp. Ảnh minh họa.

Những cách chăm sóc đào tươi lâu ngày Tết

Cắt tỉa và xử lý gốc: Đầu tiên trước khi cắm cần cắt tỉa gọn gàng để dễ dàng hút nước và dinh dưỡng. Để cành đào không bị héo nhanh, bạn cần cắt gốc theo một góc 45 độ, giúp tăng diện tích tiếp xúc với nước, từ đó tăng cường khả năng hút nước.

Dùng nước sạch: Để hoa đào tươi lâu trong ngày Tết bạn nên cung cấp nước đầy đủ là yếu tố quyết định giúp cành đào tươi lâu. Bạn nên rửa lọ, bình hoa thật sạch và chuẩn bị nước sạch để cắm. Nước trong bình cần được thay thường xuyên để tránh ô nhiễm, khiến hoa nhanh héo. Bạn nên thay nước 2 ngày/lần, rửa sạch gốc đào mỗi khi thay nước để tránh vi khuẩn hoặc nấm mốc phát triển.

Bổ sung dinh dưỡng: Khi cắm hoa đào nếu bạn không có điều kiện thay nước thường xuyên, có thể thêm một ít đường hoặc dung dịch dinh dưỡng vào nước để giúp cành đào hút dưỡng chất dễ dàng hơn và duy trì độ tươi của hoa. Tuy nhiên, bạn cần phải kiểm tra tình trạng của nước, nếu bị hôi thì phải thay.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/dung-dot-goc-dao-nua-day-moi-la-cach-khien-hoa-dao-ben-dep-ngay-tet-204250122113605854.htm