Dùng kích điện đánh bắt cá hủy diệt nguồn lợi thủy sản trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè

Việc đánh bắt thủy hải sản bằng kích điện trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở TP.HCM tái diễn nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa bị ngành chức năng xử lý.

Liên tục trong thời gian gần đây, cứ chiều tối đến đêm, trên kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, đoạn chảy qua khu vực Thảo Cầm Viên (thuộc phường 19, Quận Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện hàng loạt ghe nhỏ dùng kích điện đánh bắt cá trên đoạn kênh.

Liên tục trong thời gian gần đây, cứ chiều tối đến đêm, trên kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, đoạn chảy qua khu vực Thảo Cầm Viên (thuộc phường 19, Quận Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện hàng loạt ghe nhỏ dùng kích điện đánh bắt cá trên đoạn kênh.

Đơn cử, tối 20/7, chỉ vài trăm mét kênh nhưng đã có hàng chục người điều khiển ghe nhỏ gắn máy, sử dụng kích điện đánh bắt cá. Một nhóm dàn hàng ngang đi trước sử dụng kích điện, nhóm đi sau dùng lưới vợt tôm, cá cho lên ghe. Sau hơn 1 tiếng, nhóm người này lại di chuyển đến đoạn kênh kế tiếp để tiếp tục dùng kích điện đánh bắt cá.

Đơn cử, tối 20/7, chỉ vài trăm mét kênh nhưng đã có hàng chục người điều khiển ghe nhỏ gắn máy, sử dụng kích điện đánh bắt cá. Một nhóm dàn hàng ngang đi trước sử dụng kích điện, nhóm đi sau dùng lưới vợt tôm, cá cho lên ghe. Sau hơn 1 tiếng, nhóm người này lại di chuyển đến đoạn kênh kế tiếp để tiếp tục dùng kích điện đánh bắt cá.

Theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP, hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP, hành vi sử dụng điện để khai thác thủy sản sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Mặc dù mức phạt trên không thấp, nhưng việc sử dụng kích điện tận diệt nguồn lợi thủy sản trên đoạn kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục. Dù rằng hành vi đánh bắt thủy hải sản trái phép trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè đã được truyền thông nhiều lần cảnh báo nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Mặc dù mức phạt trên không thấp, nhưng việc sử dụng kích điện tận diệt nguồn lợi thủy sản trên đoạn kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục. Dù rằng hành vi đánh bắt thủy hải sản trái phép trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè đã được truyền thông nhiều lần cảnh báo nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè dài gần 10 km, chảy qua Quận 1, Quận 3, Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận và Quận Tân Bình rồi đổ ra sông Sài Gòn. Cách đây hơn 30 năm, kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè bị ô nhiễm nặng, bên bờ nhà cửa lụp xụp. Năm 1993, TP.HCM có kế hoạch đầu tư cải tạo và xây dựng hai tuyến đường ven kênh. Đến năm 2003, dự án vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè với tổng mức đầu tư gần 8.600 tỷ đồng khởi công. Nhằm khôi phục nguồn lợi thủy hải sản trên kênh, ngành chức năng của TP.HCM cũng từng nhiều lần tổ chức thả cá trên dòng kênh này và treo biển cấm đánh bắt.

Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè dài gần 10 km, chảy qua Quận 1, Quận 3, Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận và Quận Tân Bình rồi đổ ra sông Sài Gòn. Cách đây hơn 30 năm, kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè bị ô nhiễm nặng, bên bờ nhà cửa lụp xụp. Năm 1993, TP.HCM có kế hoạch đầu tư cải tạo và xây dựng hai tuyến đường ven kênh. Đến năm 2003, dự án vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè với tổng mức đầu tư gần 8.600 tỷ đồng khởi công. Nhằm khôi phục nguồn lợi thủy hải sản trên kênh, ngành chức năng của TP.HCM cũng từng nhiều lần tổ chức thả cá trên dòng kênh này và treo biển cấm đánh bắt.

PV/VOV-TP.HCM

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/dung-kich-dien-danh-bat-ca-huy-diet-nguon-loi-thuy-san-tren-kenh-nhieu-loc-thi-nghe-post1109263.vov