Đừng phơi chuyện gia đình lên mạng

'Trong nhà chưa tỏ - trên mạng đã tường', có rất nhiều người coi mạng xã hội như một trang 'nhật ký' để tâm sự, phô bày cảm xúc cá nhân hoặc chuyện tình yêu, hôn nhân gia đình. Nhiều người còn coi đây là nơi để 'xả' những ấm ức của mình, như 'bóc phốt' bạn đời, nói xấu bố mẹ chồng hoặc chồng...

Vạch áo cho người xem lưng

Không chỉ những người bình thường mà ngay cả những người nổi tiếng, những người có sức ảnh hưởng cũng không ngại ngần công khai những mâu thuẫn trong cuộc sống riêng tư của mình lên mạng xã hội.

Có lẽ không ngày nào là trên các trang mạng, các hội nhóm không có chuyện về “bóc phốt” vợ/chồng trên mạng xã hội, đánh ghen chồng ngoại tình, “tố” mẹ chồng khó tính… Việc này thật chẳng khác gì một phiên tòa án công khai mà ai cũng có thể trở thành quan tòa.

Không ngày nào là trên các trang mạng, các hội nhóm không có chuyện về “bóc phốt”chuyện gia đình

Không ngày nào là trên các trang mạng, các hội nhóm không có chuyện về “bóc phốt”chuyện gia đình

Những hội nhóm tâm sự chuyện gia đình đắt khách

Với hơn 10 nghìn thành viên, “Tâm sự Eva” là một nhóm trên facebook được lập ra để mọi người, chủ yếu là các chị em chia sẻ về cuộc sống hôn nhân. Trong đó, không ít bài viết phơi bày cả những góc khuất gia đình kèm theo những lời than vãn, trách móc số phận, người thân đã không hiểu mình. Và thường những bài đăng ấy sẽ nhận được chia sẻ, bình luận nhiều hơn cả.

Sức hút từ những câu chuyện trên group tâm sự thầm kín này, bài viết đã thu hút lên tới tới 41K lượt tương tác từ những câu chuyện chẳng thể nói được cùng ai…

Không chỉ với hội chị em, các group tâm sự eva, tâm sự adam cũng mọc lên như nấm. Từ những người không phải chuyên gia nhưng có kinh nghiệm trong cuộc sống và hôn nhân tìm sự đồng cảm. Ngay cả với những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, khi xảy ra chuyện…cũng nhờ các quan tòa mạng xét xử cho câu chuyện của mình.

Những hội nhóm tâm sự chuyện gia đình đắt khách

Những hội nhóm tâm sự chuyện gia đình đắt khách

Khi bức xúc, khó chịu, nhu cầu được nói ra của con người càng mạnh. Được tiếp tay bởi sự thuận tiện của mạng xã hội, trong lúc "cả giận mất khôn", nhiều người cứ đăng để giải tỏa, không cần phân tích đúng sai.

Lẽ thường, khi gặp phải những khó khăn, bối rối mà chưa tìm ra cách giải quyết, ta thường mong có được những chia sẻ của mọi người và đó là nhu cầu đáng được trân trọng vì đây là nhu cầu chính đáng, bất kỳ ai cũng có. Nhưng chia sẻ với ai, chia sẻ ở đâu và tiếp nhận ý kiến của người khác như thế nào là điều quan trọng hơn. Vì thực tế mỗi một câu chuyện, một tình huống khác nhau sẽ được người chia sẻ viết dưới những góc nhìn khác nhau và rất chủ quan.

Đưa chuyện nhà lên mạng, tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro

Theo các chuyên gia việc đưa những câu chuyện cá nhân có phần nhạy cảm này lên không gian mạng sẽ tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro mà có lẽ chính những người đăng tải lên cũng không thể lường trước được. Lời khuyên của các chuyên gia, đừng biến chuyện của mình thành chuyện của đám đông; đừng vạch áo cho người xem lưng: đừng bao giờ mang lên mạng xã hội, sẽ “chẳng giải quyết được gì” mà có thể gây thêm tổn thương, hệ lụy cho người trong cuộc và có thể là cả những người xung quanh. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp chia sẻ vô tình khiến cho câu chuyện vốn là “chuyện nhà” bị đẩy ra xa khi đưa ra thiên hạ bàn luận. Việc giãi bày chuyện nhà lên mạng xã hội chắc chắn sẽ nhận được những phản hồi đa chiều cả tích cực và tiêu cực.

TS. Vũ Việt Anh, chuyên gia tâm lý cho rằng, khi những mâu thuẫn riêng tư trong gia đình được đưa lên mạng xã hội, nó có thể trở thành những lời đàm tiếu của xã hội và khi đó "lành thì ít, mà dữ thì nhiều", có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, gây tổn hại các mối quan hệ và khó cứu vãn; đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh: bố mẹ, con cái…

Việc giãi bày chuyện nhà lên mạng xã hội chắc chắn sẽ nhận được những phản hồi đa chiều cả tích cực và tiêu cực.

Việc giãi bày chuyện nhà lên mạng xã hội chắc chắn sẽ nhận được những phản hồi đa chiều cả tích cực và tiêu cực.

Nghiên cứu của Kate Rosenblatt, Giám đốc tại công ty trị liệu trực tuyến Talkspace (Mỹ), khi thấy ai đó "like" bài viết của mình, bộ não của người dùng sẽ tự động sản sinh dopamine hay "hormone hạnh phúc", tốt cho tinh thần và thể chất. "Các cảm giác như vậy thúc đẩy người dùng tăng thời gian họ dành cho mạng xã hội", có lẽ mà vì lý do này khiến cho những người có nhiều tâm sự lại muốn được chia sẻ trên mạng xã hội nhiều hơn.

Tuy nhiên, mạng xã hội là con dao hai lưỡi và mỗi cá nhân chúng ta sẽ phải tự quyết định về chính cuộc đời của mình. Và "hormone hạnh phúc" mà những người hay đưa chuyện tiêu cực lên mạng nhận được chỉ là cảm giác tức thời, còn hậu quả rất lâu dài.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/dung-phoi-chuyen-gia-dinh-len-mang-240534.htm