Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...

1. Ai có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ?

Các thai phụ có yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ gồm:

Bị béo phì
Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường.
Tiền sử sinh con to trên 4kg
Tiền sử bất thường về dung nạp glucose
Glucose niệu dương tính
Mai thai khi hơn 35 tuổi.
Tiền sử sản khoa bất thường như sinh non, thai lưu, tiền sản giật
Người có hội chứng buồng chứng đa nang
Người châu Á...

Tăng huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ.

Tăng huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ.

Khi mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm:

Tăng huyết áp ở thai phụ
Sinh non, sảy thai, thai lưu, đa ối
Nhiễm khuẩn niệu
Nguy cơ cao dẫn tới đái tháo đường type 2.

Trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ:

Tăng trưởng quá mức và thai to
Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
Hội chứng nguy kịch hô hấp
Dị tật bẩm sinh
Tử vong ngay sau sinh
Tăng hồng cầu
Vàng da sơ sinh
Gia tăng tần suất trẻ béo phì, nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 khi trẻ lớn lên...

Do đó, thai phụ có các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường cần được sàng lọc đái tháo đường ngay trong lần thăm khám thai đầu tiên. Tất cả các thai phụ, kể cả người không có yếu tố nguy cơ cao cũng cần được sàng lọc đái tháo đường thai kỳ vào tuần thai 24-28.

2. Thuốc nào điều trị đái tháo đường thai kỳ?

Theo PGS.TS.Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho tới nay, việc điều trị đái tháo đường thai kỳ chỉ có dùng insulin cùng chế độ dinh dưỡng và luyện tập.

Insulin dùng cho cả trường hợp đái tháo đường thai kỳ hay đái tháo đường typ 2 mang thai. Tuy nhiên, liều lượng insulin cần thay đổi theo tuổi thai cũng như mức đường huyết đạt được.

Mục tiêu kiểm soát đường máu đối với đái tháo đường thai kỳ cần đạt:

Glucose máu mao mạch lúc đói =< 5,3mmol/L
Glucose máu mao mạch 1 giờ sau ăn =< 7,8mmol/L
Glucose máu mao mạch 2 giờ sau ăn =< 6,7 mmol/L

Đối với người bệnh đái tháo đường mang thai cần thêm mục tiêu HbA1C < 6 – 6,5% và không có hạ đường máu quá mức

3. Điều trị đái tháo đường thai kỳ bằng dinh dưỡng và luyện tập

Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương khuyến cáo: Không có một chế độ chung cho tất cả các thai phụ mà cần cá thể hóa. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cho mỗi trường hợp gồm:

Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có cân nặng lý tưởng cần 30kcal/kg/ngày.
Phụ nữ quá cân cần 22-25kcal/kg/ngày.
Phụ nữ béo phì giảm 30% nhu cầu năng lượng hoặc hạn chế ở mức dưới 22 kcal/kg/ngày.
Phụ nữ thiếu cân cần 40kcal/kg/ngày.

Lượng carbohydrat nên phân bổ thành nhiều bữa để tránh tăng glucose máu sau ăn. Tỷ lệ carbohydrat chiếm khoảng 40% nguồn cung cấp năng lượng nhưng đảm bảo không làm tăng keton máu.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên ở phụ nữ mang thai.

Hạn chế các loại carbohydrat như bánh mỳ, cơm, khoai tây, trái cây ngọt, nước ép trái cây... có chỉ số đường cao. Sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp.

Protein chiếm khoảng 20% nguồn cung cấp năng lượng, lipid chiếm 40% nguồn cung cấp năng lượng, trong đó mỡ bão hòa chiếm dưới 7%. Cần cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho bà mẹ. Theo dõi cân nặng bệnh nhân thường xuyên.

Đái tháo đường thai kỳ, thai nhi có bị ảnh hưởng không?

Nguyễn Hà

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dung-thuoc-va-cham-soc-nguoi-benh-dai-thao-duong-thai-ky-16924090611041825.htm