Hằng năm, 23 tháng Chạp là ngày “ông Công, ông Táo”. Theo quan niệm của người Việt xưa thì vào ngày này, Táo quân sẽ cưỡi cá chép vàng từ trần gian lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế về công việc bếp núc, cuộc sống, sinh hoạt đời thường của nhà nhà dưới trần gian. Bởi vậy, đây cũng là dịp mà người người, nhà nhà bày tỏ sự thành kính của mình đối với thiên địa bằng việc cúng vàng mã, thả cá phóng sinh đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.
Hình ảnh những chú cá chép được người dân thả xuống hồ có thể được bắt gặp tại bất cứ khu vực sông, hồ lớn nhỏ ở Hà Nội.
Tuy nhiên, song hành cùng hình ảnh phóng sinh cá chép ấy là cảnh người dân đổ, ném tiền vàng mã, tro hương xuống sông hồ.
Hình ảnh một người đàn ông đổ tro hương xuống sông Hồng, đoạn chân cầu Long Biên.
Hình ảnh khiến nhiều người không khỏi cám cảnh khi nhìn dòng sông Hồng bị ô nhiễm trong ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Một bạn trẻ trong nhóm tình nguyện làm việc hết công suất liên tục thu gom túi ni-lon được người dân thả cùng cá chép xuống sông.
Thả cá chép, đổ tro hương, bát hướng và giờ là cả bàn thờ xuống sông.
Đàn cá chép bơi xung quanh một chiếc bát hương vừa được người dân ném xuống sông.
Cá chép sau khi được thả xuống đã có dấu hiệu lờ đờ, nhiều con trong số đó đã chết.
Xác cá nổi lềnh phềnh trên mặt nước...
Những đống rác vẫn mọc lên "như nấm sau mưa" tại Thủ đô vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm. Môi trường Hà Nội thêm một lần bị ô nhiễm nghiêm trọng vào dịp này mỗi năm.
P.Sơn - B.Châu (Ảnh)