Đường Tăng và Bồ Đề Tổ Sư cùng là sư phụ của Tôn Ngộ Không, vậy hắn kính trọng ai hơn? Chỉ cần nhìn vào chi tiết này là hiểu
Tôn Ngộ Không có hai sư phụ đó là Đường Tăng và Bồ Đề Tổ Sư.
Có rất nhiều bậc đại thần liên quan trong cuộc đời Tôn Ngộ Không như Phật Như Lai, Thái Bạch Kim Tinh, Thái Thượng Lão Quân... Những vị đại tiên này đã giúp đỡ Tôn Ngộ Không rất nhiều trên con đường theo Đường Tăng đi thỉnh kinh Phật. Thái Bạch Kim Tinh tận lực hòa giải mối quan hệ mâu thuẫn Tôn Ngộ Không và thiên đình, Thái Thượng Lão Quân vô tình cho hắn một đôi hỏa nhãn kim tinh nhìn rõ yêu ma biến hóa và mình đồng da sắt khi luyện trong lò bát quái.
Tuy nhiên trên thực tế, dù rất nhiều quý nhân giúp Tôn Ngộ Không nhưng thực sự ban đầu họ đều không có ý định giúp đỡ hắn. Ví dụ như Thái Thượng Lão Quân không có ý định luyện hỏa nhãn kim tinh cho Tôn Ngộ Không, Thái Bạch Kim Hành chỉ là mưu cầu chức vị của hắn, Như Lai và Quan Âm cũng có thể coi là làm như vậy vì mục đích riêng muốn truyền bá Phật giáo... Có thể nói, người duy nhất giúp đỡ Tôn Ngộ Không một cách chân thành và không hề có động cơ vụ lợi chính là hai sư phụ của hắn.
Tôn Ngộ Không trong đời chỉ có hai sư phụ. Một người là Bồ Đề Tổ sư khai ngộ và ban phép thuật cho hắn, người kia là Đường Tăng - người hướng dẫn hắn trên con đường tu thành Phật. Hầu hết các năng lực của Tôn Ngộ Không đều đến từ Bồ Đề Tổ Sư. Ban đầu Tôn Ngộ Không chỉ là một con khỉ hoang dã được sinh ra từ hòn đá ở núi Hoa Quả. Hắn chỉ biết một số kỹ năng leo trèo, lộn nhào và múa may của loài khỉ. Chính nhờ sự chỉ dạy của Bồ Đề Tổ Sư mà Tôn Ngộ Không đã từ một tiểu quỷ trở thành một thế hệ yêu vương. Trong khi thực lực tăng vọt, tham vọng của hắn cũng nhanh chóng mở rộng. Vì nhìn thấy được trước tương lai sau này sẽ gây họa cho Tam giới nên Bồ Đề Tổ Sư đã đuổi hắn và yêu cầu không được thừa nhận là đồ đệ của mình.
Bồ Đề Tổ Sư dạy cho Tôn Ngộ Không khả năng biến hóa với 72 phép thuật và cân đẩu vân. Vậy Đường Tăng đã ban cho hắn cái gì? Trên đường thỉnh kinh, Đường Tăng được Tôn Ngộ Không bảo vệ suốt hành trình mà không hề e ngại nguy hiểm và gian khổ. Thế nhưng dường như Đường Tăng không thể cho Tôn Ngộ Không chút quyền lợi nào, đều là những thứ rất hư ảo. Nhưng trên thực tế, Đường Tăng đã dạy Tôn Ngộ Không nhiều điều tốt.
Bồ Đề Tổ Sư đã dạy Tôn Ngộ Không các kỹ năng của mình, trong khi Đường Tăng dạy cho hắn cách cư xử. Tôn Ngộ Không, người trở về từ chỗ của Bồ Đề Tổ Sư tỏ ra kiêu ngạo và hống hách, không coi trọng ai. Nhưng khi đến với Đương Tăng, Tôn Ngộ Không đã mất đi tính hung bạo ban đầu. Hắn không kiêu ngạo, biết chọn đúng sai và giúp đỡ kẻ yếu. Bồ Đề Tổ Sư tích cực dạy các kỹ năng biến hóa cho Tôn Ngộ Không, trong khi ở Đường Tăng, Tôn Ngộ Không thụ động học các nguyên tắc sống.
Đường Tăng luôn tụng kinh và niệm Phật. Hành vi nỗ lực cứu độ chúng sinh của Đường Tăng và mọi thứ ngài làm đều có ảnh hưởng tinh tế đến Tôn Ngộ Không. Sự tức giận của Tôn Ngộ Không đã vô tình bị giáo lý Phật pháp từ Đường Tăng loại bỏ. Về mặt này, nội dung mà Đường Tăng dạy Tôn Ngộ Không tốt hơn nhiều so với nội dung của Bồ Đề Tổ Sư. Vậy Tôn Ngộ Không có nhận ra điều đó không? Trong nguyên tác không giải thích rõ ràng. Nhưng nếu ai đọc kỹ tác phẩm đều nhận ra rằng đối với hai vị sư phụ, Tôn Ngộ Không hiển nhiên tôn trọng Đường Tăng hơn. Sau khi Tôn Ngộ Không bị Bồ Đề Tổ Sư đuổi xuống núi, bốn chữ “Bồ Đề Tổ Sư” gần như không bao giờ xuất hiện trong đầu hắn. Đương nhiên, đây là chỉ thị của Bồ Đề Tổ Sư khi đuổi hắn, nhưng ít nhất Tôn Ngộ Không cũng phải có hoạt động tâm lý nào đó. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không thực sự không nghĩ nhiều về điều đó.
Trong khi đó Đương Tăng thì khác. Thầy trò ngày đêm cùng nhau chia sẻ vui buồn, cùng nhau vượt qua tám mươi mốt kiếp nạn với muôn và khó khăn và nguy hiểm. Mối quan hệ thầy trò này đã nhiều lần được tôi luyện, tình cảm vô cùng bền chặt, quý giá. Còn có một chi tiết khác chứng minh Tôn Ngộ Không tôn trọng Đường Tăng hơn đó là. Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa về cơ bản hắn có thể biến thành bất kỳ con vật nào, nhưng hắn không biến thành rắn và cua. Lý do rất đơn giản. Chỉ vì sư phụ ghét hai con vật này mà Ngộ Không đã không hề thực hiện hóa phép, nhất là trước mặt Đường Tăng. Trên thực tế, Tôn Ngộ Không không cần để ý tới những suy nghĩ nhỏ nhặt của Đường Tăng.
Về nguyên tắc hắn là một vệ sĩ chỉ cần lo làm sao bảo vệ Đường Tăng an toàn, cho dù Tôn Ngộ Không có biến thành một con rắn hay cua thì sư phụ cũng không thể thể làm gì hắn? Nhưng Tôn Ngộ Không lại không làm như vậy. Hắn vốn là một kẻ quậy phá, tính cách ngang tàng lại là người đề cao danh dự, sao có thể quan tâm đến suy nghĩ của người khác? Tôn Ngộ Không có thể kiềm chế như vậy chính là vì tôn trọng sư phụ Đường Tăng.