Đường thốt nốt: Không chỉ ngọt thanh ngon miệng mà còn có nhiều khoáng chất bổ dưỡng

Đường thốt nốt là loại đường đặc sản nổi tiếng của An Giang, được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt. Với vị ngọt thanh, không gắt, loại đường này mang đến cho món ăn hương vị đặc trưng, thơm ngon.

Tên gọi “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”. Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt nốt riết thành quen. Cây thốt nốt gắn chặt với đời sống người Khmer. Tất cả những bộ phận của cây thốt nốt đều được bà con tận dụng, từ thân tới lá, quả.

 Có nhiều món ngon làm từ thốt nốt các bạn nên một lần thử qua như cơm thốt nốt, nước thốt nốt tươi, thốt nốt sữa, thốt nốt rim, chè thốt nốt, bánh thốt nốt, bánh bò thốt nốt… Và đặc biệt nhất phải kể đến đường thốt nốt. Ảnh minh họa: IT

Có nhiều món ngon làm từ thốt nốt các bạn nên một lần thử qua như cơm thốt nốt, nước thốt nốt tươi, thốt nốt sữa, thốt nốt rim, chè thốt nốt, bánh thốt nốt, bánh bò thốt nốt… Và đặc biệt nhất phải kể đến đường thốt nốt. Ảnh minh họa: IT

Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng, có một người đàn ông Khmer buổi trưa chăn bò nằm ngả lưng dưới tán cây thốt nốt nghỉ trưa. Đang thiu thiu ngủ thì ông cảm thấy có những giọt nước ngọt lịm trong lành tí tách rơi xuống mặt mình. Tò mò, muốn biết những giọt nước ấy từ đâu xuất hiện, trong khi bầu trời lại không mưa, ông bèn leo lên cây thốt nốt thì phát hiện, những giọt nước rơi xuống ban nãy xuất phát từ đọt hoa thốt nốt bị gãy ngang.

Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con.

Nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghĩ cách chế biến thành đường tán như hiện nay.

 Quá trình làm nên đường thốt nốt rất công phu. Ảnh minh họa: IT

Quá trình làm nên đường thốt nốt rất công phu. Ảnh minh họa: IT

Phần nước lấy từ trong quả thốt nốt chính là nước đường lỏng. Sau quá trình chế biến sẽ tạo thành những khối đường cứng, màu vàng đẹp mắt. Trung bình cứ 4 lít nước thốt nốt sẽ làm được 1kg đường thốt nốt.

Quy trình căn bản nhất là từ tháng 11 đến đầu tháng 5 là mua thốt nốt nở rộ bông, cho lượng nước thốt nốt nhiều nhất nên trong khoản thời gian này người dân An Giang tiến hành sử dụng ống dẫn nước hoặc can nhựa leo lên cây thốt nốt lấy nước từ các buồn hoa.

Đường thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, được dùng để thay thế đường tinh luyện trong chế biến món ăn, mang đến cho món ăn của bạn một hương vị đặc trưng, thơm ngon, khó cưỡng. Cắn một miếng đường và cảm nhận vị ngọt của nó lan tỏa trong miệng ta mới hiểu được tại sao đường thốt nốt lại được nhiều người yêu thích đến vậy.

Bên cạnh vị ngon, ngọt, đường thốt nốt còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày; giúp đào thải các độc tố trong cơ thể, thanh lọc cơ thể hiệu quả; phòng ngừa bệnh thiếu máu nhờ vào lượng sắt dồi dào có chứa trong đường; có chất chống oxy hóa giúp phòng chống các bệnh ung thư.

 Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng các khoáng chất trong thốt nốt cao gấp 60 lần với đường cát trắng truyền thống. Ảnh minh họa: IT

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng các khoáng chất trong thốt nốt cao gấp 60 lần với đường cát trắng truyền thống. Ảnh minh họa: IT

Vào năm 2013, đường thốt nốt nằm trong Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố. Tại An Giang, có nhiều làng nghề truyền thống nấu đường thốt nốt vẫn phát triển ổn định. Nếu có dịp đến đây, bạn đừng ngần ngại tham quan quá trình làm nên món đặc sản này và mua về làm quà nhé.

Thảo Nguyên

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/duong-thot-not-khong-chi-ngot-thanh-ngon-mieng-ma-con-co-nhieu-khoang-chat-bo-duong-d6254.html