Em bé cười khi chào đời ngay lập tức bị bác sĩ tát mạnh, mẹ cám ơn rối rít
Theo thông lệ, mỗi em bé chào đời vẫn thường hay quấy khóc. Tuy nhiên, đứa trẻ này đã nhoẻn miệng cười và bác sĩ đã lập tức tát mạnh vào đứa trẻ.
Đối với mỗi gia đình, em bé luôn là đặc ân quý giá mà ông trời ban cho. Chính vì vậy, nhiều ông bố bà mẹ khi mang thai con, chỉ mong đứa trẻ khỏe mạnh, khôn lớn. Trong đó, tiếng khóc chào đời là dấu hiệu đặc trưng về một thiên thần nhỏ sắp sửa bước vào thế giới này. Thế nhưng ở Trung Quốc, một trường hợp em bé khi sinh ra lại nhoẻn miệng cười. Ngay lập tức, bác sĩ đỡ đẻ đã tát cháu bé thật mạnh. Nguyên nhân vì sao?
Đó là trường hợp của chị Xiao Zhang. Sau khi trải qua nhiều khó khăn khi mang thai vào tháng 10, đứa con của chị cuối cùng cũng chào đời. Khỏi phải nói cũng có thể hiểu, chị hạnh phúc thế nào khi lần đầu nhìn thấy hình hài của con.
Tuy nhiên, điều khiến chị ngạc nhiên nhất là đứa trẻ sinh ra đã có nụ cười trên môi. Bởi, chị cũng đã tham khảo nhiều kinh nghiệm từ bạn bè, đa số họ đều nói trẻ con lúc mới sinh thường quấy khóc. Ngay lúc ấy, chị thiết nghĩ có lẽ con mình sẽ là một đứa trẻ ngoan ngoãn ngay từ nhỏ chứ không như những em bé khác.
Đột nhiên, bác sĩ đỡ đẻ đứa trẻ dùng tay tát ngay vào người em bé. Phản ứng ngay lập tức của một bà mẹ là tức giận và lên án bác sĩ một cách quyết liệt: “Tại sao cô lại đánh con tôi?”
Bác sĩ giải thích cho Xiao Zhang rằng khi đứa trẻ mới sinh ra, chỉ cần khóc thét lên là có thể chứng tỏ chúng khỏe mạnh và cơ thể không có gì bất thường. Nhiều người nghĩ đây chỉ là kinh nghiệm dân gian, nhưng thực tế, điều này có cơ sở y học rõ ràng.
Tại sao em bé khi chào đời phải khóc?
1. Ngăn ngừa tình trạng thiếu oxi
Trong bụng mẹ, em bé không cần thở. Vì vậy, khi mới chào đời và tiếp xúc với không khí, khoang ngực của em bé chưa kịp mở hết, chỉ cần khóc to thì một lượng không khí mới có thể tràn vào khoang ngực.
2. Ngăn chặn dị vật chặn đường hô hấp
Nhiều khả năng em bé chào đời không khóc là do dị vật tồn tại trong miệng hoặc đường hô hấp. Vì vậy, một số bác sĩ sẽ phòng ngừa trường hợp này bằng cách bế ngược và vỗ nhẹ vào lưng bé để đảm bảo không có dị vật nào chặn đường thở của trẻ.
3. Ngăn ngừa chứng liệt dây thần kinh trung ương
Vì đầu của trẻ sơ sinh tương đối mỏng manh, nên có thể xảy ra nhiều trường hợp liệt dây thần kinh trung ương do: xuất huyết trong sọ do chèn ép trong khi sinh, thiếu oxi kéo dài,... Một khi những trường hợp trên xảy ra, trẻ sẽ không khóc ra âm thanh.
Chính vì thế, không khóc khi mới chào đời là dấu hiệu đặc trưng báo hiệu cơ thể trẻ có vấn đề.