Ép lá nho biển thành... tiền

Mỗi chiếc đĩa thân thiện môi trường làm từ lá nho biển được bán ra thị trường với giá 2.000 đồng, không thấm nước, có thể rửa bằng nước, tái sử dụng khoảng 10 lần; có thể thay thế đồ nhựa, đang được một số nhà hàng, khách sạn, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành đặt mua, và đã tìm được đường xuất ngoại. Không những thế, từ đó khuyến khích người dân trồng cây này nhiều hơn để có sinh kế bền vững, góp phần chống gió bão, chắn cát bay và chống sạt lở bờ biển…

Sản phẩm đã đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa do Tổ chức quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức tại Phú Yên, được sáng tạo bởi anh Nguyễn Văn Tuyến (sinh năm 1984, thôn Phú Khê, xã Hòa Xuân Đông, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) - người luôn đau đáu tìm giải pháp cho ra đời những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Anh Nguyễn Văn Tuyến là người luôn đau đáu tìm giải pháp cho ra đời những sản phẩm thân thiện với môi trường (Ảnh: Int)

Anh Nguyễn Văn Tuyến là người luôn đau đáu tìm giải pháp cho ra đời những sản phẩm thân thiện với môi trường (Ảnh: Int)

Đau đáu vật liệu thay thế sản phẩm nhựa

Cây nho biển còn được người dân địa phương gọi là cây tra, được trồng phổ biến ở vùng ven biển Nam Trung Bộ. Những chiếc lá nho biển rất dày, có thể chịu được nắng, mưa, gió biển mặn. Tận dụng những yếu tố này, anh Nguyễn Văn Tuyến đã biến chúng thành những chiếc đĩa thân thiện với môi trường.

Anh Tuyến kể, năm 2008, tốt nghiệp Kỹ sư Kinh tế, Đại học GTVT TP.HCM, mặc dù công việc kinh doanh riêng khá bận rộn, nhưng anh vẫn dành thời gian đi nhiều nơi tìm kiếm, thử nghiệm vật liệu thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Mỗi chiếc lá nho biển thu được sẽ được đem về phơi khô, rửa sạch, sau đó được đưa vào máy ép nhiệt để cho ra những chiếc đĩa với các hình dáng khác nhau. Mỗi thành phẩm có được đều được phun các lớp khử khuẩn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đĩa lá nho biển được dùng để đựng bánh kẹo, trái cây, salad... thay thế cho các đĩa nhựa, xốp gây hại môi trường.

Mỗi chiếc lá nho biển thu được sẽ được đem về phơi khô, rửa sạch, sau đó được đưa vào máy ép nhiệt để cho ra những chiếc đĩa với các hình dáng khác nhau. Mỗi thành phẩm có được đều được phun các lớp khử khuẩn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đĩa lá nho biển được dùng để đựng bánh kẹo, trái cây, salad... thay thế cho các đĩa nhựa, xốp gây hại môi trường.

Sau hơn 10 năm tìm tòi, nghiên cứu, thành công đầu tiên đến vào năm 2020, khi anh Tuyến sáng tạo chén, đĩa, muỗng từ mo cau tại Quảng Ngãi.

“Khi những sản phẩm làm từ mo cau ra đời, nhiều khách hàng trong và ngoài nước ủng hộ một thời gian. Tuy nhiên, sau đó vì chi phí làm ra rất đắt đỏ nên thị trường tiêu thụ cũng hạn chế lại”, anh kể.

Tiếp đó, anh Tuyến kiên trì thử sức với nhiều loại vật liệu như lá chuối, lá sen, mo tre… để làm đĩa, khay, nhưng mỗi loại đều có nhược điểm riêng nên chưa thể hoàn hảo. Một lần về quê, khi nhìn những cây nho biển gần nhà, anh thấy lá cây rất dày, có nhiều đường gân đẹp, nên đem ép thử, cho ra sản phẩm có màu sắc đẹp mắt.

Thấy khả thi, anh đầu tư 120 triệu đồng, mua dàn máy ép thủy lực, xây dựng bồn nước rửa lá, mở rộng xưởng sản xuất tại xã Hòa Xuân Đông, thị xã Đông Hòa. Những sản phẩm đầu tiên làm từ lá nho biển được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ủng hộ.

“Để làm được những chiếc đĩa từ lá nho biển, công đoạn đầu tiên là phải chọn lá có tiêu chuẩn nhất định: Lá già hoặc mới rụng, to và không rách. Tôi thu mua của người dân địa phương với giá 200 đồng/lá. Sau đó, trải qua rất nhiều công đoạn, lá nho biển mới có thể ra thành phẩm: Phơi khô, ngâm rửa, ép nhiệt, khử khuẩn, đóng gói...”, anh Tuyến cho biết.

Mỗi chiếc đĩa thân thiện môi trường này đang được bán ra thị trường với giá 2.000 đồng, không thấm nước, có thể rửa nước được, tái sử dụng khoảng 10 lần; có thể thay thế đồ nhựa; và đang được một số nhà hàng, khách sạn, đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành đặt mua.

Đáng chú ý, sản phẩm đã xuất khẩu được sang thị trường Ba Lan 7.000 chiếc, giới thiệu trưng bày tại Singapore. Sản phẩm còn được một số hãng hàng không trong nước đặt hàng sử dụng trên các chuyến bay.

Mỗi chiếc đĩa lá nho biển bán trong nước với giá 2.000 đồng và xuất khẩu với giá 2.500 đồng. Năm ngoái, anh Tuyến đã có đơn hàng đầu tiên sang Ba Lan với số lượng 7.000 chiếc. Ngoài ra, sản phẩm đã được trưng bày tại Singapore và có mặt trên một số chuyến bay của các hãng hàng không trong nước.

Mỗi chiếc đĩa lá nho biển bán trong nước với giá 2.000 đồng và xuất khẩu với giá 2.500 đồng. Năm ngoái, anh Tuyến đã có đơn hàng đầu tiên sang Ba Lan với số lượng 7.000 chiếc. Ngoài ra, sản phẩm đã được trưng bày tại Singapore và có mặt trên một số chuyến bay của các hãng hàng không trong nước.

Trăn trở được đón nhận nhiều hơn

Ngoài những chiếc đĩa hình chiếc lá, anh Tuyến còn tạo thêm các loại đĩa khuôn được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Hiện, anh đang nghiên cứu để ép lá nho biển thành những chiếc chén, đĩa vuông từ 12-15cm, hoặc ghép 2 lá để có sản phẩm to hơn và sử dụng được bền hơn.

“Làm những chiếc đĩa từ lá nho biển còn nhằm khuyến khích người dân trồng cây này nhiều hơn. Vì cây nho biển là cây chịu mặn, có thể chống gió bão và sạt lở bờ biển. Nếu có thể bán được lá, người dân có nguồn thu nhập, sẽ trồng nhiều hơn. Từ đó, bờ biển được bảo vệ tốt hơn với giá rẻ, thân thiện, thay thế kè bê tông ven biển”, anh Tuyến nói.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, đĩa làm từ lá nho biển là sản phẩm mới, có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Tại Phú Yên, cây nho biển được trồng rất nhiều, vì vậy, đa dạng sản phẩm từ lá nho biển sẽ góp phần nhân rộng diện tích trồng loại cây đặc hữu này, vừa có tác dụng chắn gió, chắn cát và phòng, chống sạt lở, đồng thời giúp Phú Yên có thêm sản phẩm du lịch.

Với bề mặt không thấm nước, chiếc đĩa này có thể tái sử dụng đến 10 lần. Tuy thời gian sử dụng có hạn nhưng chúng vẫn đem lại những giá trị đặc biệt không chỉ dành riêng cho môi trường mà còn về kinh tế địa phương và người dân có thêm việc làm, tạo sinh kế bền vững.

Với bề mặt không thấm nước, chiếc đĩa này có thể tái sử dụng đến 10 lần. Tuy thời gian sử dụng có hạn nhưng chúng vẫn đem lại những giá trị đặc biệt không chỉ dành riêng cho môi trường mà còn về kinh tế địa phương và người dân có thêm việc làm, tạo sinh kế bền vững.

Anh Tuyến cũng cho biết, khó khăn lớn nhất của anh khi làm những sản phẩm này là vấn đề nhân công, và chi phí nhân công lên tới 400 đồng/chiếc. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và tận tâm để từng chiếc lá không rách và cho ra sản phẩm hoàn hảo nhất…

Anh cũng trăn trở vì đây là sản phẩm mới nên chưa có nhiều khách hàng trong nước đón nhận. Bởi vậy, mong muốn người tiêu dùng đón nhận sản phẩm từ lá nho biển - sản phẩm thân thiện với môi trường, để giúp bà con vùng ven biển trồng thêm nhiều cây nho biển, bảo vệ bờ biển, từ đó tạo thêm sinh kế bền vững ở vùng nắng gió này.

Phương Linh

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//khoi-nghiep/ep-la-nho-bien-thanh-tien-1090146.html