EU cân nhắc áp đặt lệnh trừng phạt lên dầu thô của Nga

Thứ Hai (21/3), các bộ trưởng ngoại giao của Liên minh châu Âu tranh luận về lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng dầu thô của Nga trong đó Đức cho rằng EU quá phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga để áp đặt lệnh cấm vận.

EU và các đồng minh đã áp đặt hàng loạt các biện pháp nặng nề nhằm chống lại Nga, bao gồm cả việc đóng băng tài sản của ngân hàng trung ương nước này.

Việc Nga bao vây và bắn phá cảng Mariupol (Ukraine), mà người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell gọi là "một tội ác chiến tranh lớn", đang gia tăng áp lực hành động.

Cờ liên minh châu Âu tung bay bên ngoài trụ sở ủy ban châu Âu ở Brussels. Ảnh: Reuters/Yves Herman.

Nhưng nhắm mục tiêu vào xuất khẩu năng lượng của Nga, như Hoa Kỳ và Anh đã làm, là một lựa chọn gây chia rẽ đối với 27 quốc gia EU, vốn phụ thuộc vào Nga với 40% khí đốt.

Đức nhập khẩu rất nhiều dầu của Nga và những quốc gia thành viên khác cũng vậy. Vì thế, EU nên làm việc để giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.

Những người muốn EU tiến xa hơn đã bày tỏ sự không hài lòng với tốc độ đàm phán sau cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Brussels.

"Tại sao châu Âu nên cho Putin thêm thời gian để tăng lợi nhuận từ dầu khí? Thêm thời gian để đi đến các cảng châu Âu? Có thêm thời gian ở châu Âu để hoạt động các ngân hàng Nga không được cấp phép?", Bộ trưởng Ngoại giao Litva Gabrielius Landsbergis chia sẻ trên Twitter.

Tuy nhiên, ông Borrell tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng trong khi EU sẽ "tiếp tục cô lập Nga", và các quyết định cụ thể sẽ được đưa ra sau đó.

Một số nhà ngoại giao EU hy vọng rằng vào tháng 6, EU sẽ tìm đủ nguồn năng lượng thay thế để nghiêm túc áp đặt các lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga. Tuy nhiên, có vẻ điều đó quá \'mong manh\' để thực hiện vì mục đích của mỗi quốc gia là khác nhau. Được biết, Đức và Hà Lan nhận định rằng sự phụ thuộc vào dầu mỏ Nga của EU không thể đột ngột mà hủy bỏ.

Theo các nhà ngoại giao, các biện pháp trừng phạt tiềm năng khác đang được xem xét bao gồm đóng lỗ hổng trong quỹ ủy thác do các nhà tài phiệt sử dụng, thêm nhiều cái tên mới vào danh sách trừng phạt, cấm tàu Nga cập cảng EU và hạn chế nhiều ngân hàng tiếp cận SWIFT.

Tất cả những điều này sẽ được thảo luận lại vào thứ Năm, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Brussels để hội đàm với 30 thành viên của liên minh xuyên Đại Tây Dương NATO, EU và Nhóm đồng minh (G7), bao gồm cả Nhật Bản.

Các nhà ngoại giao cho rằng một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học của Nga ở Ukraine, hoặc cuộc oanh tạc nặng nề vào thủ đô Kyiv, có thể là nguyên nhân khiến EU tiến hành lệnh cấm vận năng lượng.

Thế nhưng, việc cấm vận năng lượng rất phức tạp. Vì Đức,Ý, những nước phụ thuộc vào năng lượng Nga đang phải chịu cảnh giá năng lượng tăng cao. Các lệnh trừng phạt đối với than đá là ranh giới đỏ đối với một số nước, bao gồm Đức, Ba Lan và Đan Mạch, trong khi đối với những nước khác, chẳng hạn như Hà Lan, giá dầu đang đạt đỉnh.

Nga cũng cảnh báo rằng nước này sẽ đáp trả các lệnh trừng phạt bằng cách đóng đường ống dẫn khí đốt tới châu Âu.

Trong khi đó, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng EU đã nhất trí về một chiến lược an ninh nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của khối, bao gồm việc thành lập một lực lượng phản ứng nhanh lên tới 5.000 quân có thể được triển khai nhanh chóng.

Ông Borrell cho hay "Cuộc chiến đang diễn ra là một sự thay đổi kiến tạo", "Chúng ta phải có khả năng phản ứng nhanh chóng."

Cho đến nay, các lệnh trừng phạt của EU áp đặt với 685 người Nga và Belarus, cũng như tài chính và nền thương mại của Nga, vẫn chưa thuyết phục được nước này thay đổi hướng đi ở Ukraine.

Vào ngày 24 tháng 2, Nga thực hiện chiến sự tại Ukraine, tuyên bố đây là một "chiến dịch đặc biệt" nhằm phi quân sự hóa đất nước và loại bỏ những nước có hành vi gây hấn, làm tổn hại đến uy tín của Nga trên thế giới.

Lê Na (Theo CNA)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/eu-can-nhac-ap-dat-lenh-trung-phat-len-dau-tho-cua-nga-post186576.html