EVFTA là cơ hội giúp ngành chế biến gỗ phát triển bền vững
Với chất lượng đã được khẳng định và được tiếp cận thị trường EU với mức thuế ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh, ngành gỗ Việt Nam sẽ có được nhiều đơn hàng hơn.
Sản xuất ván gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu rừng trồng cây gỗ lớn tại nhà máy của Công ty Cổ phần Trường Phát (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) trong khu công nghiệp Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Liên minh châu Âu (EU) là một trongnăm thị trường xuất khẩu đồ gỗlớn nhất của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vừa đượcký kết sẽ có tác động tương đối lớn tới sự phát triển của ngành gỗ xuất khẩu ViệtNam.
Sản phẩm gỗ “Made in Viet Nam” sẽ đượctiếp cận thị trường EU với mức thuế ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh. Với chấtlượng đã được khẳng định, mức thuế ưu đãi sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam có được nhiêùđơn hàng hơn. Theo đó, các sản phẩm như ván dán, ván găm đang có thuế suất là7% sẽ giảm về mức 0% sau năm năm. Còn với gỗ thanh đang có mức thuế là 3-4% vàđồ gỗ dùng cho nhà bếp mức thuế là 2% sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định này cóhiệu lực.
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứnăm của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Thời gian gần đây, xuất khẩu sản phẩm gỗsang thị trường EU luôn chiếm tỷ trọng từ 13-17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ.Giá trị xuất khẩu sang EU luôn duy trì ổn định và tăng nhẹ. Trong khối này, Anhlà quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm lớn nhất. Năm 2018, xuất khẩu vào quốc gianày chiếm hơn 36%, đạt kim ngạch 289 triệu USD, tiếp đến là Pháp, Đức, Hà Lan…
Để đảm bảo về các quy tắc xuất xứ,phát triển bền vững… khi xuất khẩu vào thị trường EU,các mặt hàng gỗ đã có Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp,quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) mới có hiệu lực từ 1/6/2019.
Bởi VPA/FLEGT là một tín hiệu mạnh mẽvề cam kết của Việt Nam và EU đối với việc thúc đẩy thực hiện Chương “Thương mạivà phát triển bền vững” của Hiệp định EVFTA.
Thực thi VPA/FLEGT sẽ giúp nâng caonăng lực cạnh tranh, thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và EU,cũng như hướng đến một thị trường gỗ minh bạch, hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Hà Công Tuấn, khi EVFTA ký kết thành côngthì các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng sẽ không lo lắng hay bất ngờ về các điêùkhoản liên quan đến xuất xứ của mặt hàng gỗ. Vì, VPA/FLEGT đã giải quyết đượcvấn đề này.
Hiệp định này đã khẳng định cam kếtvà quyết tâm hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của Việt Nam cũng như manglại lợi ích cho Việt Nam trên cả ba lĩnh vực kinh tế-xã hội-môi trường, nổi bậtlà mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhất là cải thiện thể chế về quản lý rừng, giảiquyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bềnvững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Thực hiện Quy chế gỗ của EU, chỉ cóhai trường hợp được miễn trừ là gỗ có giấy phép CITES theo Công ước quốc tế vềbuôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp và gỗ có giấy phép kiểm soátnguồn gốc gỗ (FLEGT) dành cho các quốc gia đã đàm phán và ký Hiệp địnhVPA/FLEGT với EU.
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cụctrưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam đang nỗ lực nhanh chóng xây dựng và vậnhành hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩmgỗ xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, bao gồm việc xác minh một cáchhệ thống để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ được khai thác vàmua bán hợp pháp phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác.
Cùng với đó là sẽ có một cơ chế cấpphép FLEGT của hệ thống VNTLAS chính thức hoạt động. Khi có giấy phép FLEGT, khảnăng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ được nâng cao hơn bởi các doanhnghiệp xuất khẩu vào EU sẽ không phải giải trình về truy xuất nguồn gốc.
EU cũng là một trong những thị trườngchính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chínhbao gồm gỗ xẻ, gỗ tròn, veneer. Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu hơn 246 triệu USDgỗ và sản phẩm gỗ từ EU, tăng 5% so với năm 2017. Trong EU, các quốc gia cung cấpgỗ nguyên liệu lớn cho Việt Nam gồm Bỉ, Đức, Phần Lan, Croatia.
Các loại gỗ nhập khẩu từ EU chủ yêúlà gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, óc chó… Đây là nguồn cung gỗ hợp pháp lớn thứ haisau thị trường Mỹ mà Việt Nam đang hướng tới sử dụng nguồn nguyên liệu có nguồngốc rõ ràng.
Sản xuất ván gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu rừng trồng cây gỗ lớntại nhà máy của Công ty Cổ phần Trường Phát (Tập đoàn Công nghiệp Cao su ViệtNam) trong khu công nghiệp Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương). (Ảnh: VũSinh/TTXVN)
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịchHiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từnguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu từ EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ cócơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghiệp/kỹ thuật cao đểnâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụtừ EU nhập khẩu sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lựccải thiện năng lực cạnh tranh của mình.
EVFTA là cơ hội vàng cho doanh nghiệpgỗ Việt Nam phát triển sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.Để tận dụng tốt, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị Chính phủ và các bộ,ngành quan tâm và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ tập trung nguồnlực để đổi mới công nghệ, đặc biệt có kế hoạch cụ thể để triển khai khâu thiếtkế sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam.
Các bộ, ngành liên quan cũng sớm banhành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc thực hiện các hiệp địnhEVFTA trong năm 2019 này để giúp cho cộng đồng doanh nghiệp có căn cứ để xây dựngkế hoạch phát triển sản phẩm kinh doanh trong thời gian tới.
Có thể coi EVFTA như là một công cụquan trọng để nâng cao thương hiệu cho đồ gỗ Việt, cơ hội để các doanh nghiệp sẽmở rộng thị trường xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của ViệtNam sẽ tăng không chỉ ở các quốc gia trong EU mà còn ở các quốc gia khác. Bên cạnhđó, các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam sẽ được tiếp cận được công nghệtiên tiến của EU thay thế cho những công nghệ cũ, lạc hậu.
Tuy nhiên, việc thực thi hiệp địnhtrong thời gian tới còn khó khăn và thách thức hơn nhiều quá trình đàm phán. Vơíquyết tâm cải cách mạnh mẽ của Chính phủ, cam kết cộng đồng doanh nghiệp và cáchộ trồng rừng cùng với sự ủng hộ đồng hành của Liên minh châu Âu… Hiệp định gópphần thúc đẩy thương mại song phương giữa EU và Việt Nam, phát triển bền vữngngành chế biến gỗ Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Trị cho biết, ViệtNam đang nỗ lực hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm nội luật hóa các camkết của hiệp định, bao gồm việc xây dựng Nghị định quy định về hệ thống bảo đảmgỗ hợp pháp Việt Nam.
"Hiệp định được đánh giá sẽ gópphần đưa ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trong 10 năm tới phát triển bền vững,có uy tín và có thương hiệu trên thế giới, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọntrong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam," ông Nguyễn Quốc Trị nhận định./.
Nguồn: Bích Hồng/vietnamplus.vn