F-14 Tomcat – Tiêm kích huyền thoại một thời của Hải quân Mỹ
F-14 nảy sinh từ dự án F-111, được thúc đẩy trở thành một chiếc tiêm kích có thể phục vụ cả trong Hải quân và Không quân Mỹ.
F-14 Tomcat – loại tiêm kích mang tính biểu tượng đã phục vụ trong Hải quân Mỹ hơn 30 năm trước khi nghỉ hưu vào cuối năm 2006. Trong suốt thời gian biên chế, F-14 đã chuyển từ nhiệm vụ phòng không trên hạm tầm xa ban đầu sang các nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Tuy nhiên, nếu những vấn đề của F-14 Tomcat những năm 1960 và 1970 không thể xử lý được thì sao? Hải quân Mỹ có thể lấp chỗ trống bằng loại máy bay nào?
Vấn đề của F-14
F-14 phát sinh từ dự án F-111, được Bộ trưởng Quốc phòng khi đó Robert McNamara thúc đẩy như một tiêm kích có thể phục vụ cả trong Hải quân (USN) và Không quân (USAF). Tuy nhiên USN và USAF lại có những nhu cầu khác nhau: Hải quân cần một chiếc đánh chặn tầm xa triển khai trên tàu sân bay nhằm đối phó với tên lửa hành trình phóng từ trên không của Liên Xô.
Những chiếc oanh tạc cơ của Liên Xô có thể tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ từ khoảng cách rất xa, mà không cần đi vào trong tầm hoạt động của tên lửa đất đối không triển khai trên hạm cũng như trên các tiêm kích tầm ngắn.
Thật không may, F-111 không có hiệu quả: quá nhiều khả năng được thúc đẩy trên một nền tảng đã đem lại kết quả là một chiếc tiêm kích quá lớn so với nhu cầu của Hải quân trong khi cũng không hoàn toàn phù hợp với các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.
Đến giữa những năm 1960, Hải quân Mỹ bắt đầu làm việc trên một dự án thay thế mà sau này chính là F-14 Tomcat. Chiếc Tomcat đã góp phần đáng kể trong việc đối phó với máy bay ném bom của Liên Xô bằng việc kết hợp tầm xa với tốc độ cao, cùng tên lửa Phoenix.
Tuy nhiên, ở những năm đầu, bản thân Tomcat cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề. Động cơ không ổn định, bản thân chiếc máy bay vừa nặng lại vừa tốn chi phí.
Các chi tiết thiết kế, trong đó có cả phần cánh cụp về phía sau, khiến Tomcat trở thành “quái thú phức tạp”. Quốc hội cho rằng, hiệu quả hoạt động của Tomcat kém hơn so với chiếc tiêm kích hạng nặng mới F-15 Eagle. Một người cho rằng, nên chấm dứt dự án F-14 Tomcat.
Các phiên bản thay thế
Vậy chiếc máy bay nào có thể thế chỗ Tomcat? F-14 đã bắt đầu đi vào hoạt động năm 1974 trong khi F/A-18 chưa thể bàn giao cho Hải quân cho tới năm 1983. Điều này đồng nghĩa với khoảng trống 9 năm, chưa nói tới những khoảng trống năng lực đáng kể giữa 2 chiếc máy bay này. Vậy Hải quân làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Một lựa chọn sẽ đơn giản là tận dụng khả năng đánh chặn và ưu thế trên không của F-4. Chiếc Phantom này vô cùng phù hợp với những nhiệm vụ như vậy, mặc dù nó thiếu tầm hoạt động như Tomcat.
Quả thực, F-4 vẫn biên chế trong Hải quân Mỹ cho đến khi F/A-8 bắt đầu đi vào hoạt động. Nhưng tất nhiên vì F-4 không phải là Tomcat, nên nó không có ưu thế khi đối đầu trực tiếp với phi đội máy bay ném bom của Liên Xô, đặc biệt là Tu-22M “Backfire”.
Một lựa chọn khác có thể liên quan đến dự án phát triển phiên bản dành cho Hải quân của F-15 Eagle. Với những chỉnh sửa đáng kể để hoạt động trên tàu sân bay và mang tên lửa tầm xa Phoenix, “Đại bàng Biển” có thể trở thành một chiếc tiêm kích phù hợp với Hải quân, dù nó chưa bằng Tomcat.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ vẫn kiên định phản đối việc phải dùng chung phiên bản với Không quân.
Đầu những năm 1970, Hải quân Mỹ tranh cãi về tương lai của tàu sân bay cỡ lớn. Bối cảnh khi đó cũng khá giống với ngày nay, nhiều người cho rằng, những con tàu cỡ lớn quá đắt đỏ, và mang theo quá nhiều giá trị trong một nền tảng dễ bị tổn hại.
Nếu như Tomcat không đưa ra được giải pháp cho ít nhất một trong những mối đe dọa (như máy bay ném bom tầm xa của Liên Xô), thì những lời kêu gọi thay thế chương trình F-14 có thể đã được thực hiện vào thời điểm đó.
Bất đồng quan điểm
Hải quân Mỹ cuối cùng cũng khắc phục được các vấn đề với F-14, và chiếc Tomcat trở thành tiêm kích phòng không tối ưu. Cuối cùng, nó thậm chí còn có thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Việc liên tục thay đổi thiết kế, sự sụp đổ của Liên Xô và sự thành công của Super Hornet đã khiến Tomcat trở nên thừa thãi vào những năm 2000.
Mối đe dọa chính đối với các nhóm tác chiến tàu sân bay không còn đến từ những chiếc oanh tạc cơ nữa, mà là từ tên lửa đạn đạo, và không có chiếc tiêm kích nào chứng tỏ được tiềm năng trong các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.
Cuối cùng, Mỹ quyết định phá hủy tất cả những chiếc F-14 Tomcat còn lại. Nhiều người cho rằng quyết định này một phần là vì chỉ có 1 khách hàng nước ngoài duy nhất từng mua F-14 Tomcat của Mỹ, đó là Iran. Thời điểm đó, Tehran đã không còn là “bằng hữu” của Washington