Cuộc nội chiến ở Yemen có vẻ đã làm thiệt hại một tiêm kích F-15 do Mỹ sản xuất. Vài ngày trước, lực lượng nổi dậy Houthi công bố đoạn video, trong đó họ tuyên bố đã bắn hạ một chiến đấu cơ Panavia Tornado, tuy nhiên sau đó thông tin được thay đổi, chiếc máy bay xấu số trở thành F-15.
Đáp lại, chính phủ Saudi thông báo họ đã thiệt hại một "máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi" do lỗi kỹ thuật.
Theo nhà phân tích Kyle Mizokami, hiện khó có thể biết được thực hư trong vụ việc này, bởi các bên đều đang thêu dệt câu chuyện của riêng mình. Hình ảnh công bố cho việc chiếc F-15 bị bắn hạ. Có thể thấy rõ chiếc F-15 tiếp tục bay và không thấy có dấu hiệu bị phát nổ hoặc bùng cháy to hơn.
Ông cho rằng có thể chỉ có chiếc Panavia Tornado bị bắn rơi, còn chiếc F-15 sau khi trúng đạn đã bay được về căn cứ an toàn. Điều này không phải là không có cơ sở khi trước đó một chiếc F-15 của không quân Israel dù bị mất hẳn một bên cánh vẫn bay được về căn cứ an toàn.
Hình ảnh chiếc F-15 của Israel bị cụt hẳn một bên cánh chính.
Chiếc máy bay bị cụt cánh đang chuẩn bị tiếp đất.
Cận cảnh một bên cánh bị phá hủy hoàn toàn.
Sự cố hy hữu này xảy ra vào năm 1983, trên bầu trời sa mạc Negev ở Israel. Hôm đó Không quân Israel diễn tập không chiến giữa 2 chiến đấu cơ F-15D (2 chỗ ngồi) và 4 chiếc A-4N Skyhawk (Mỹ chế tạo, cũ hơn). Chiếc F-15 số hiệu 957 do phi công Zivi Nedivi lái.
Trong khi diễn tập, bất ngờ chiếc F-15D của Nedivi va chạm một chiếc A-4 khiến chiếc A-4 nổ tung.
Rất may phi công của chiếc máy bay A-4 đã kịp nhảy dù an toàn.
Còn máy bay F-15D của Nedivi lắc lư chao đảo và anh ta báo với hoa tiêu ngồi phía sau rằng sẽ nhảy dù.
Tuy nhiên khi điều khiển cho máy bay cân bằng, Nedivi thấy vẫn có thể làm chủ được máy bay nên anh ta quyết định hạ cánh xuống sân bay gần nhất cách đó 16 km.
Nedivi cho giảm tốc máy bay và khởi động buồng đốt hậu (afterburner) để lấy lại cân bằng cho máy bay, và cả hai người trên chiếc F-15D đều không hay biết máy bay họ bị mất cánh bên phải!
Chiếc máy bay này hạ cánh xuống sân bay với tốc độ khi hạ cánh gần gấp đôi vận tốc thông thường, và máy bay dừng lại khi còn cách hàng rào an toàn trên đường băng chỉ… 10 m.
Chỉ khi xuống máy bay và được huấn luyện viên bắt tay chúc mừng, Nedivi mới biết máy bay của anh mất 1 cánh bên phải và anh đã điều khiến chiếc máy bay F-15D hạ cánh thành công dù chỉ còn 1 cánh trái.
Theo The Aviationist, hãng chế tạo máy bay Mỹ McDonnell Douglas thì khẳng định không thể hạ cánh F-15 với chỉ 1 cánh.
Nhưng khi xem các bức ảnh chụp máy bay của Nedivi, hãng này không khỏi bất ngờ và khen tài năng phi công lẫn nhờ tính năng của động cơ và cấu trúc thân máy bay của hãng.
Với cơ động và hỏa lực mạnh, radar tiên tiến, tiêm kích F-15 Eagle vẫn là vũ khí đáng gờm của không quân Mỹ dù đã hoạt động hơn 40 năm
Tiêm kích F-15 bắt đầu hoạt động trong Không quân Mỹ từ năm 1976. Trong suốt những thập kỷ qua, F-15 được xem là "kẻ thống trị" bầu trời cho đến khi tiêm kích tàng hình F-22 Raptor được đưa vào hoạt động.
Tiêm kích F-15 bắt đầu hoạt động trong Không quân Mỹ từ năm 1976. Trong suốt những thập kỷ qua, F-15 được xem là "kẻ thống trị" bầu trời cho đến khi tiêm kích tàng hình F-22 Raptor được đưa vào hoạt động.
Máy bay chiến đấu F-15 được trang bị hệ thống đẩy vector 3 chiều nên cực kỳ linh hoạt khi bay ở tốc độ thấp.
F-15 được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-PW-100 hoặc PW-200. Động cơ này giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 2.665 km/h.
Vũ khí chính của F-15 là 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow hoặc AIM-120 và 4 tên lửa hồng ngoại AIM-9 Sidewinder.
Phiên bản F-15E được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh chuyên dùng để diệt mục tiêu mặt đất như bom thông minh JDAM, Paveway, tên lửa hành trình AGM-65, tên lửa chống hạm Harpoon.
Cảm biến chính của F-15 là radar xung Doppler AN/APG-63, các phiên bản sau được trang bị radar AN/APG-70.
Radar của F-15 có tầm trinh sát khoảng 160 km - 250 km ở trên không, hơn 300 km với mục tiêu cỡ tàu khu trục
Trong thực tế chiến đấu, F-15 đã chứng tỏ là một chiến đấu cơ xuất sắc ở vai trò không chiến và tấn công mặt đất.
F-15 vẫn là trụ cột trong năng lực tấn công mặt đất và chiếm ưu thế trên không của Mỹ. Chiến đấu cơ này dự kiến sẽ được sử dụng đến năm 2040
Hiện tại Mỹ đang phát triển phiên bản F-15SE với radar mới. APG-82 V1 là một radar quét mảng pha điện tử chủ động AESA, cung cấp một năng lực nhận thức tình huống hoàn toàn mới.
Hãng Boeing cho biết: “Chúng tôi có thể làm được nhiều hơn ngoài nâng cấp radar”.Với radar mới F-15SE sẽ có khả năng không - đối - không và không - đối - đất toàn diện.
Giám đốc chương trình phát triển radar của Boeing, Brad Jones cho biết: “Với radar AESA, F-15E có thể phát hiện, theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, có thể kích hoạt tên lửa tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, với độ tin cậy và khả năng nhận thức tình huống cao”.
Ngoài việc F-15SE đang phát triển thì phiên bản hiện đại nhất ngày này chính là F-15E.
Đây cũng chính là phiên bản mà Houthi tuyên bố bắn trúng. Saudi Arabia đang có trong biên chế gần 80 chiếc máy bay F-15E với định danh F-15SA.
Quay trở lại thông tin chiếc F-15 bị bắn hạ, trang tin Al Masirah của Houthi bất ngờ loan tin Không quân Houthi đã triển khai một "hệ thống đất-đối-không mới" ra chiến trường và chính hệ thống này đã đánh chặn cả 2 chiếc Tornado và F-15 trong cùng một ngày.
Tuy nhiên không đưa được hình ảnh nào chứng minh chiếc F-15 đã bị rơi nên trang Al Masirah lại thông báo, hệ thống tên lửa mới đã bắn hạ chiếc Tornado và gây hư hại cho chiếc F-15. Vì vậy có thể nói, siêu phẩm F-15 đến từ Mỹ lại lập nên kỳ tích lần 2 là có thể bay về căn cứ an toàn ngay cả khi bị hư hại nghiêm trọng vì trúng tên lửa. Đây là điều mà rất ít máy bay chiến đấu có thể làm được.
Việt Hùng