F-35B Anh bị rơi: Sai lầm tai hại thổi bay 120 triệu USD xuống biển

Nguyên nhân khiến chiếc F35B của Anh gặp nạn thật 'ngớ ngẩn', khi nhân viên bảo đảm kỹ thuật quên tháo tấm bảo vệ cửa hút khí của máy bay.

Vào ngày 17/11 vừa qua, một máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, trong một lần cất cánh bay huấn luyện từ tàu sân bay của HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh, đã bị tai nạn và rơi xuống Biển Địa Trung Hải. Phi công nhảy dù và được cứu hộ an toàn.

Vào ngày 17/11 vừa qua, một máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, trong một lần cất cánh bay huấn luyện từ tàu sân bay của HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh, đã bị tai nạn và rơi xuống Biển Địa Trung Hải. Phi công nhảy dù và được cứu hộ an toàn.

Vào tối ngày 23/11, tờ The Sun của Anh, đã đưa tin một tin độc quyền. Theo tin tức, vụ tai nạn kỳ lạ này không phải là một tai nạn máy móc hay các nguyên nhân bên ngoài như thời tiết, mà chỉ đơn giản là một "thảm họa nhân tạo".

Vào tối ngày 23/11, tờ The Sun của Anh, đã đưa tin một tin độc quyền. Theo tin tức, vụ tai nạn kỳ lạ này không phải là một tai nạn máy móc hay các nguyên nhân bên ngoài như thời tiết, mà chỉ đơn giản là một "thảm họa nhân tạo".

Lý do quá là đơn giản, đó là khi tiêm kích F-35B cất cánh, hai tấm chắn bảo vệ cửa hút gió, đã không được thợ kỹ thuật tháo ra, phi công trước khi nhận máy bay cũng không kiểm tra. Kết quả là chiếc F-35B không thể “thở được”, nên đã lao xuống biển.

Lý do quá là đơn giản, đó là khi tiêm kích F-35B cất cánh, hai tấm chắn bảo vệ cửa hút gió, đã không được thợ kỹ thuật tháo ra, phi công trước khi nhận máy bay cũng không kiểm tra. Kết quả là chiếc F-35B không thể “thở được”, nên đã lao xuống biển.

Theo tờ The Sun, một việc làm nguyên tắc trước khi máy bay cất cánh đó là tháo nắp che ống hút khí, tháo các dây neo của máy bay xuống sàn máy bay; thợ kỹ thuật mặt đất phải làm việc này rất cẩn thận và nghiêm ngặt. Các phi công cũng cần kiểm tra xung quanh máy bay, trước khi máy bay cất cánh.

Theo tờ The Sun, một việc làm nguyên tắc trước khi máy bay cất cánh đó là tháo nắp che ống hút khí, tháo các dây neo của máy bay xuống sàn máy bay; thợ kỹ thuật mặt đất phải làm việc này rất cẩn thận và nghiêm ngặt. Các phi công cũng cần kiểm tra xung quanh máy bay, trước khi máy bay cất cánh.

Khi chiếc F-35B bị tai nạn vừa qua, khi cất cánh khỏi tàu sân bay, một tấm nắp che cửa hút khí tình cờ rơi lại, nhưng khi thợ kỹ thuật trên tàu sân bay nhận ra thì đã quá muộn, do máy bay đã cất cánh và lao ra khỏi đường băng. Phi công buộc phải phóng dù ra và thoát ra ngoài, khi máy bay vừa rời khỏi tàu sân bay.

Khi chiếc F-35B bị tai nạn vừa qua, khi cất cánh khỏi tàu sân bay, một tấm nắp che cửa hút khí tình cờ rơi lại, nhưng khi thợ kỹ thuật trên tàu sân bay nhận ra thì đã quá muộn, do máy bay đã cất cánh và lao ra khỏi đường băng. Phi công buộc phải phóng dù ra và thoát ra ngoài, khi máy bay vừa rời khỏi tàu sân bay.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết, họ vẫn đang tiến hành điều tra và nguồn tin cáo buộc là do lỗi do con người và sơ suất kỹ thuật. Đồng thời Quân đội Anh cũng cho dừng toàn bộ các chuyến bay của F-35B, để tiến hành điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết, họ vẫn đang tiến hành điều tra và nguồn tin cáo buộc là do lỗi do con người và sơ suất kỹ thuật. Đồng thời Quân đội Anh cũng cho dừng toàn bộ các chuyến bay của F-35B, để tiến hành điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn.

Cửa hút khí máy bay, dù là loại máy bay trên tàu sân bay hay máy bay chiến đấu trên đất liền, thì nó đều sẽ được thiết kế với nắp bảo vệ cửa hút khí tiêu chuẩn, nhằm bảo vệ khi máy bay ở trạng thái đỗ trên sân bay, hoặc khi chạy đà trên đường băng, tránh đất đá văng vào.

Cửa hút khí máy bay, dù là loại máy bay trên tàu sân bay hay máy bay chiến đấu trên đất liền, thì nó đều sẽ được thiết kế với nắp bảo vệ cửa hút khí tiêu chuẩn, nhằm bảo vệ khi máy bay ở trạng thái đỗ trên sân bay, hoặc khi chạy đà trên đường băng, tránh đất đá văng vào.

Chiến đấu cơ F-35B có nắp che cửa hút khí tháo rời thủ công; trước khi cất cánh, thợ bảo đảm kỹ thuật mặt đất sẽ tháo nắp che cửa hút khí ra, và phi công chỉ có thể cất cánh, sau khi đã kiểm tra sơ bộ máy bay và ký vào “Sổ nhật ký bay”.

Chiến đấu cơ F-35B có nắp che cửa hút khí tháo rời thủ công; trước khi cất cánh, thợ bảo đảm kỹ thuật mặt đất sẽ tháo nắp che cửa hút khí ra, và phi công chỉ có thể cất cánh, sau khi đã kiểm tra sơ bộ máy bay và ký vào “Sổ nhật ký bay”.

Các phi công lái máy bay cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay, được mệnh danh là “vũ công trên mũi dao” vì tính nguy hiểm. Tuy nhiên, việc kiểm tra an toàn của máy bay trên tàu sân bay, là công việc chung của thợ kỹ thuật thuộc nhiều bộ phận.

Các phi công lái máy bay cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay, được mệnh danh là “vũ công trên mũi dao” vì tính nguy hiểm. Tuy nhiên, việc kiểm tra an toàn của máy bay trên tàu sân bay, là công việc chung của thợ kỹ thuật thuộc nhiều bộ phận.

Việc kiểm tra toàn diện với máy bay chuẩn bị cất cánh là công việc tổng hợp của cả đội thợ kỹ thuật hùng hậu, theo kiểu “rải thảm” và phi công là người kiểm tra máy bay cuối cùng.

Việc kiểm tra toàn diện với máy bay chuẩn bị cất cánh là công việc tổng hợp của cả đội thợ kỹ thuật hùng hậu, theo kiểu “rải thảm” và phi công là người kiểm tra máy bay cuối cùng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Hải quân Anh, vốn có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tác chiến hàng không mẫu hạm, lại để xảy ra sơ suất “sơ đẳng” như vậy và điều kỳ lạ là tại sao, chiếc F-35B vẫn có thể cất cánh, nếu vẫn còn nắp bảo vệ ở cửa hút gió?

Câu hỏi đặt ra là tại sao Hải quân Anh, vốn có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tác chiến hàng không mẫu hạm, lại để xảy ra sơ suất “sơ đẳng” như vậy và điều kỳ lạ là tại sao, chiếc F-35B vẫn có thể cất cánh, nếu vẫn còn nắp bảo vệ ở cửa hút gió?

Nguyên nhân có thể là do để đáp ứng yêu cầu hạ cánh trên đường băng ngắn, động cơ phản lực cánh quạt F-35B Pratt & Whitney F135-PW-600 đã được sửa đổi đặc biệt, nên chiếc F-35B mới có đủ không khí cung cấp cho động cơ, để máy bay cất cánh.

Nguyên nhân có thể là do để đáp ứng yêu cầu hạ cánh trên đường băng ngắn, động cơ phản lực cánh quạt F-35B Pratt & Whitney F135-PW-600 đã được sửa đổi đặc biệt, nên chiếc F-35B mới có đủ không khí cung cấp cho động cơ, để máy bay cất cánh.

Ngoài việc sử dụng trục truyền động để kết nối với quạt nâng do Rolls-Royce phát triển, F-35B còn có hai van nạp phụ (AAID) được lắp phía sau cửa hút gió, để cung cấp thêm lượng khí nạp cho quá trình hạ cánh thẳng đứng hoặc cất cánh đường băng ngắn.

Ngoài việc sử dụng trục truyền động để kết nối với quạt nâng do Rolls-Royce phát triển, F-35B còn có hai van nạp phụ (AAID) được lắp phía sau cửa hút gió, để cung cấp thêm lượng khí nạp cho quá trình hạ cánh thẳng đứng hoặc cất cánh đường băng ngắn.

Một số máy bay chiến đấu có cửa hút gió phụ, thậm chí có thể cất cánh trực tiếp khi cửa hút gió chính đóng lại. Ví dụ, khi MiG-29 cất cánh trên đường băng, nắp của cửa hút gió chính thường được đóng lại, để tránh đất đá văng vào động cơ; lúc này không khí được hút qua cửa phụ ở trên gốc cánh máy bay và cửa đóng mở hoàn toàn tự động.

Một số máy bay chiến đấu có cửa hút gió phụ, thậm chí có thể cất cánh trực tiếp khi cửa hút gió chính đóng lại. Ví dụ, khi MiG-29 cất cánh trên đường băng, nắp của cửa hút gió chính thường được đóng lại, để tránh đất đá văng vào động cơ; lúc này không khí được hút qua cửa phụ ở trên gốc cánh máy bay và cửa đóng mở hoàn toàn tự động.

Mặc dù khi cất cánh, MiG-29 sử dụng cửa hút khí phụ, nhưng vẫn đủ cung cấp không khí cho động cơ phản lực cánh quạt Klimov RD-33. Tất nhiên, cổng hút khí phụ cũng làm tăng trọng lượng kết cấu của máy bay chiến đấu, nên chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 về cơ bản không còn cần thiết nữa; nhưng trên MiG-35, mẫu tiếp theo của MiG-29, cũng vẫn được sử dụng.

Mặc dù khi cất cánh, MiG-29 sử dụng cửa hút khí phụ, nhưng vẫn đủ cung cấp không khí cho động cơ phản lực cánh quạt Klimov RD-33. Tất nhiên, cổng hút khí phụ cũng làm tăng trọng lượng kết cấu của máy bay chiến đấu, nên chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 về cơ bản không còn cần thiết nữa; nhưng trên MiG-35, mẫu tiếp theo của MiG-29, cũng vẫn được sử dụng.

Nếu nguyên nhân điều tra là đúng do thợ kỹ thuật không tháo nắp che cửa hút khí, thì nước Anh thực sự sẽ “tiếc đứt ruột” chiếc F-35B có giá hơn 100 triệu bảng Anh bị tai nạn, vì một lỗi sơ đẳng do con người gây nên. Đây thực sự là một sai lầm “ngớ ngẩn” của Không quân hải quân Anh. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nếu nguyên nhân điều tra là đúng do thợ kỹ thuật không tháo nắp che cửa hút khí, thì nước Anh thực sự sẽ “tiếc đứt ruột” chiếc F-35B có giá hơn 100 triệu bảng Anh bị tai nạn, vì một lỗi sơ đẳng do con người gây nên. Đây thực sự là một sai lầm “ngớ ngẩn” của Không quân hải quân Anh. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/f-35b-anh-bi-roi-sai-lam-tai-hai-thoi-bay-120-trieu-usd-xuong-bien-1628163.html