Jackson McLean, một nhà quản lý tại Công ty Hạt giống Gaze, cho biết công ty đã đăng những hình ảnh lên Facebook để quảng cáo lô hàng nông sản mới của mình. Nhưng thật bất ngờ, trong số hàng trăm bức ảnh, một bức chụp những củ hành tây lại bị từ chối.
Cụ thể, công ty nhận được thông báo kỳ lạ được gửi từ Facebook cho biết quảng cáo đã vi phạm các quy tắc của công ty vì ''sản phẩm có tính chất khiêu dâm''.
Dù trong phần mô tả sản phẩm, đơn vị này đã ghi chú rất rõ đó là một giống hành tây, nhưng Facebook vẫn bị ''đánh lừa'' và gắn cờ hình ảnh.
Đại diện Facebook tại Canada xác nhận việc quảng cáo bị từ chối là do lỗi thuật toán, cho biết đơn vị này sử công nghệ tự động để loại bỏ ảnh nhạy cảm khỏi các ứng dụng của mình. Bức ảnh chụp ở các góc máy khác nhau dẫn đến sự nhầm lẫn không đáng có.
Bức ảnh chụp củ hành tây bị nhầm thành ảnh nhạy cảm không phải là lần đầu tiên Facebook mắc lỗi này. Một vài trường hợp hài hước khác như bức ảnh sử dụng hình ảnh bụng của người đàn ông để quảng bá cho chiến dịch kinh doanh mới, cũng từng bị Facebook xóa bỏ đồng thời khóa luôn tài khoản.
Trước đó, dân mạng từng xôn xao trước vụ việc Facebook xóa nhầm ảnh chụp 9 thổ dân bản địa (Aboriginal) bị xích cổ, trên người chỉ có mảnh vải che hạ bộ chụp vào năm 1896. Sau một thời gian đăng tải, bài viết đã bị Facebook xóa với lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, chứa ảnh khiêu dâm, tài khoản người dùng cũng bị hạn chế.
Câu chuyện về tấm ảnh bị "xóa nhầm" đã được chia sẻ trên The Guardian, tuy nhiên chính bài viết ấy cũng bị cấm dẫn lại trên Facebook vì lý do "ảnh khỏa thân".
Facebook cũng từng report tấm hình có tượng Thủy Tề (thần Neptune trong trong thần thoại La Mã) được đăng trên trang cá nhân của nhà văn người Ý Elisa Barbari.
Theo email mà nền tảng mạng xã hội này gửi cho nhà văn người Ý, bức ảnh bà đăng tải bị chặn vì ''Việc sử dụng hình ảnh, video khỏa thân là không được phép, ngay cả khi vì lý do nghệ thuật, giáo dục''.
Không hài lòng với quyết định về việc Facebook gỡ bỏ tấm ảnh chụp tượng thần biển Neptune, nhà văn Elisa Barbari đã tiếp tục phản hồi đến bộ phận kiểm duyệt của nền tảng này.
Bức ảnh được chụp vào tháng 6/1972 ghi lại khoảnh khắc em bé Kim Phúc òa khóc hoảng loạn do bị bỏng bom napalm và bỏ chạy trong tình trạng trên người không còn mảnh vải che thân, cũng từng bị Facebook ''tuýt còi'' vì nhầm tưởng là ảnh nhạy cảm.
Tờ Aftenposten đã nhanh nhạy đưa tin về vụ việc và tiếp tục sử dụng bức ảnh ''Em bé Napalm'' trong bài viết và kết quả là cũng bị xóa bài.
Facebook thậm chí còn bị ''đánh lừa'' bởi bức ảnh mèo kỳ lạ này. Thời điểm đó nhiều Facebooker bị vô hiệu hóa mà không nhận được lời giải thích nào từ trang mạng xã hội của Mark Zukerberg.
Facebook sử dụng thông tin người dùng để cạnh tranh | VTV24
Mộc Nhiên