FED rơi vào 'cảnh éo le' khi người dân chỉ thích đi du lịch mà không thích đi làm
Các nhà hoạch định chính sách nên phản ứng như thế nào khi hai bộ phận chủ chốt của nền kinh tế đang đi theo các hướng khác nhau?
Các nhà hoạch định chính sách nên phản ứng như thế nào khi hai bộ phận chủ chốt của nền kinh tế đang đi theo các hướng khác nhau?
Đây là câu hỏi mà Cục Dự trữ Liên bang (FED) và các đối tác quốc tế phải đối mặt khi họ đang trong một cuộc chạy đua nhằm kiềm chế lạm phát gia tăng.
Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde muốn đáp trả đủ mạnh mẽ để ngăn chặn đà tăng giá, nhưng họ không muốn cứng rắn đến mức gây ra suy thoái trong nền kinh tế. Ảnh: Getty Images.
Theo những số liệu gần đây, chi tiêu cho những dịch vụ như các chuyến bay đang bùng nổ khi người dân ở Mỹ và châu Âu tận dụng các hạn chế nới lỏng Covid-19 để đi du lịch.
Giám đốc điều hành hãng bay United Airlines (UAL) Scott Kirby nói với các nhà phân tích hôm thứ 5 rằng: “Nhu cầu đi lại của người dân gia tăng mạnh mẽ hơn những gì tôi từng thấy trong sự nghiệp của mình và đó là thậm chí trước khi việc đi công tác hồi phục hoàn toàn”. Cổ phiếu của hãng bay United đã tăng hơn 9% sau khi báo cáo thu nhập.
Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất thì khác, những người trong lĩnh vực này đang phải chịu nhiều áp lực khi cuộc chiến ở Ukraine đẩy giá năng lượng và các thành phần quan trọng lên cao và mọi người tiếp tục tranh giành vận chuyển các đơn hàng năng lượng trên toàn cầu.
Alcoa (AA) đã chứng kiến cổ phiếu của mình giảm 17% vào thứ 5 sau khi cảnh báo rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, ngay cả khi giá nhôm vẫn ở mức cao.
Giám đốc điều hành của Alcoa, Roy Harvey cho biết hôm thứ 4 rằng: “Các vấn đề về chuỗi cung ứng đã tồn tại từ trước cuộc chiến ở Ukraine, nhưng cuộc chiến đó đã khiến chúng trở nên trầm trọng hơn”, đồng thời ông cũng chỉ ra tình hình tồi tệ hơn đối với các nhà sản xuất ô tô. Theo ông, điều này cũng tạo ra một số tác động trực tiếp đang xảy ra xung quanh vấn đề liệu nền kinh tế có tiếp tục phát triển như nó đã từng hay không.
Thêm một số bằng chứng khác như: Chỉ số nhà quản lý mua hàng của 19 quốc gia sử dụng đồng EUR, được công bố hôm thứ 6 cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở mức cao nhất trong 8 tháng, trong khi sản lượng sản xuất đạt mức thấp nhất trong 22 tháng.
Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng kinh doanh tại S&P Global cho biết: “Tháng 4 chứng kiến nền kinh tế khu vực đồng EUR tăng tốc độ.”
Ông lưu ý rằng hoạt động sản xuất “sắp bị đình trệ do nguồn cung liên tục bị hạn chế, giá cả tăng và dấu hiệu chi tiêu bị ảnh hưởng bởi tâm lý ngại rủi ro do chiến tranh, trong khi đó, mức tăng kỷ lục đang xảy ra đối với chi tiêu cho các hoạt động như du lịch và giải trí.”
Tại Mỹ, hoạt động sản xuất có vẻ mạnh trong tháng 3, nhưng dường như đang giảm dần. Một cuộc khảo sát đối với các nhà sản xuất địa phương từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia được công bố trong tuần này cho thấy sản xuất tăng trưởng tiếp tục trong tháng 4 nhưng với tốc độ chậm hơn.
Dữ liệu này đưa ra một thách thức to lớn khác đối với các ngân hàng trung ương Mỹ khi họ thu hồi những biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế và cố gắng che đậy tình trạng lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde muốn đáp trả đủ mạnh mẽ để ngăn chặn đà tăng giá, nhưng họ không muốn cứng rắn đến mức gây ra suy thoái trong nền kinh tế. Khi các bộ phận của nền kinh tế phân hóa, công việc này càng trở nên khó khăn hơn.
Powell cho biết hôm thứ 5 rằng một đợt tăng lãi suất nửa điểm phần trăm vào tháng 5 tới sẽ được đưa ra. Thông thường, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất lên một phần tư điểm phần trăm.
Lagarde, trong khi đó, cho biết hôm thứ 5 rằng ECB tiếp tục theo dõi các dữ liệu kinh tế, và nói rằng việc tăng lãi suất vào tháng 7 của ECB vẫn có khả năng sẽ xảy đến.
Lagarde nói với CNN rằng: “Điều khiến công việc của chúng tôi trở nên thách thức là bạn cần phải điều hướng giữa việc giữ lạm phát trong tầm kiểm soát ... nhưng cũng cần phải đảm bảo sự ổn định tài chính và hỗ trợ cho nền kinh tế trong mọi tình huống.”
Huy Hoàng (Theo CNN)