FED tăng lãi suất, khả năng sẽ tạm dừng chu kỳ thắt chặt

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và ám chỉ đây có thể là động thái cuối cùng trong chiến dịch thắt chặt mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1980, khi rủi ro kinh tế gia tăng.

Với mức tăng 25 điểm cơ bản, đã nâng lãi suất quỹ liên bang chuẩn của FED lên phạm vi mục tiêu từ 5% đến 5,25%, mức cao nhất kể từ năm 2007.

Với mức tăng 25 điểm cơ bản, đã nâng lãi suất quỹ liên bang chuẩn của FED lên phạm vi mục tiêu từ 5% đến 5,25%, mức cao nhất kể từ năm 2007.

“Ủy ban sẽ giám sát chặt chẽ thông tin và đánh giá tác động đối với chính sách tiền tệ” - Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) cho biết trong tuyên bố ngày 3/5/2023 (giờ Mỹ). Đồng thời, bỏ qua một phần trong tuyên bố trước đó vào tháng 3 rằng, ủy ban “sẽ bổ sung một số chính sách phù hợp”. Thay vào đó, FOMC sẽ tính đến các yếu tố khác nhau “trong việc xác định mức độ phù hợp của việc củng cố chính sách bổ sung”.

FED không ủng hộ việc cắt giảm lãi suất

“Tôi nghĩ rằng chính sách đó là chặt chẽ” - Chủ tịch FED Jerome Powell nói tại cuộc họp báo sau quyết định tăng lãi suất. Tuy nhiên, ông cho biết thêm: “Chúng tôi sẵn sàng làm nhiều hơn nữa nếu cần có thêm sự thắt chặt chính sách tiền tệ”.

Với mức tăng này, đã nâng lãi suất quỹ liên bang chuẩn của FED lên phạm vi mục tiêu từ 5% đến 5,25%, mức cao nhất kể từ năm 2007, từ mức gần bằng 0 vào đầu năm ngoái. Cuộc bỏ phiếu đã được nhất trí và ông Powell cho biết sự ủng hộ đối với việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản là “rất mạnh mẽ trên diện rộng”.

Ông Powell đã bác bỏ những kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất trong năm nay, nhưng thừa nhận rằng các nhà đầu tư kỳ vọng lạm phát sẽ giảm nhanh chóng có thể có suy nghĩ đó. “Chúng tôi trong ủy ban có quan điểm rằng lạm phát sẽ không giảm quá nhanh. Trong bối cảnh đó, nếu dự báo nói chung là đúng thì việc cắt giảm lãi suất sẽ không phù hợp và chúng tôi sẽ không cắt giảm lãi suất” - ông nói.

Liệu tỷ lệ đó có đủ cao để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% của FED hay không sẽ là một “đánh giá liên tục” dựa trên dữ liệu sắp tới, ông Powell cho biết, đồng thời bổ sung thêm rằng triển vọng lạm phát của các quan chức FED không ủng hộ việc cắt giảm lãi suất.

Cổ phiếu biến động và lợi suất trái phiếu giảm khi người đứng đầu FED phát biểu.

Các nhà hoạch định chính sách quyết tâm đảm bảo lạm phát sẽ tiếp tục giảm tốc - có khả năng kéo theo chi phí cho việc làm - ngay cả khi hệ thống ngân hàng phải chịu đựng tình trạng căng thẳng liên tục, các nhà lập pháp tăng cường chỉ trích và dữ liệu mới nhất cho thấy sự yếu kém đang nổi lên trên thị trường lao động.

Ông Powell cũng nói các điều kiện của ngân hàng đã “được cải thiện trên diện rộng” kể từ đầu tháng 3, nhưng cho biết những căng thẳng trong lĩnh vực này “dường như dẫn đến các điều kiện tín dụng thậm chí còn chặt chẽ hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp”, sau khi tín dụng bị thắt chặt trong năm qua.

Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, các quan chức sẽ áp dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để quyết định xem có cần củng cố chính sách bổ sung hay không.

Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, các quan chức sẽ áp dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để quyết định xem có cần củng cố chính sách bổ sung hay không.

Cho rằng, những điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, việc tuyển dụng và lạm phát, nhưng theo người đứng đầu FED: “Mức độ của những tác động này vẫn chưa chắc chắn”.

Ông Powell cũng cho rằng có khả năng kinh tế Mỹ sẽ trải qua một cuộc suy thoái nhẹ, nhưng “trường hợp tránh suy thoái theo quan điểm của tôi có nhiều khả năng xảy ra hơn là suy thoái”. Ông cho biết, mức tăng lương đang giảm và cơ hội việc làm giảm nhưng không đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Áp lực từ khủng hoảng ngân hàng và chính trị

Việc thắt chặt chính sách nhanh chóng trong năm qua nhằm kiềm chế tỷ lệ lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ cũng gây áp lực lên các tổ chức tài chính, dẫn đến sự đổ vỡ ngân hàng lớn nhất kể từ năm 2008.

Vào tháng 3/2023, Ngân hàng Thung lũng Silicon của California và Ngân hàng Signature của New York đã gặp khó khăn trong bối cảnh tiền gửi chảy ra ồ ạt, khiến FED phải tung ra một cơ sở cho vay khẩn cấp nhằm củng cố niềm tin vào hệ thống ngân hàng.

Các biện pháp khẩn cấp đã dập tắt tình trạng hỗn loạn của thị trường, cho phép FED tiếp tục cuộc chiến chống lại lạm phát, nhưng căng thẳng lại xuất hiện.

Các dự đoán được công bố sau cuộc họp tháng 3 của FOMC cho thấy các quan chức gần như nhất trí khi kỳ vọng việc duy trì tỷ lệ lãi suất quỹ liên bang trên 5% cho đến cuối năm 2023 là phù hợp.

JPMorgan Chase & Co. đã đồng ý mua lại Ngân hàng First Republic đang gặp khó khăn trong một thỏa thuận do chính phủ làm trung gian vào ngày 1/5 và cổ phiếu của các ngân hàng khác trong khu vực đã lao dốc vào một ngày sau đó. Điều đó đặt ra những câu hỏi mới về việc các nhà hoạch định chính sách có thể duy trì lãi suất ở mức cao trong bao lâu.

Trong tuyên bố ngày 3/5, FOMC đã nhắc lại rằng “hệ thống ngân hàng Mỹ là lành mạnh và linh hoạt”.

Trước đó, ngày 2/5, Bộ Lao động Mỹ đã công bố báo cáo hàng tháng cho thấy cơ hội việc làm giảm và số người bị sa thải tăng vọt trong tháng 3, một dấu hiệu cho thấy thị trường việc làm cuối cùng cũng bắt đầu cảm nhận được tác động của việc thắt chặt tiền tệ.

Tuy nhiên, khả năng thất nghiệp gia tăng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Washington khi chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2024 bắt đầu vào guồng. Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ do nghị sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sanders dẫn đầu đã công bố một bức thư gửi cho Powell hôm 1/5, thúc giục ông ngừng tăng lãi suất.

Mặc dù FED có thể đã hoàn tất việc tăng lãi suất, nhưng Powell và các đồng nghiệp của ông đã cam kết sẽ giữ chúng ở mức cao trong một thời gian để đảm bảo thước đo lạm phát của ngân hàng trung ương được giữ vững - giảm từ mức cao nhất của năm ngoái là 7% xuống 4,2% vào tháng 3 - tiếp tục giảm xuống hướng tới mục tiêu 2%.

Các dự đoán được công bố sau cuộc họp tháng 3 của FOMC cho thấy các quan chức gần như nhất trí khi kỳ vọng việc duy trì tỷ lệ lãi suất quỹ liên bang trên 5% cho đến cuối năm 2023 là phù hợp.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư không nhận thấy điều đó. Giá của các hợp đồng tương lai lãi suất từ lâu đã báo hiệu kỳ vọng về việc FED sẽ xoay trục để cắt giảm lãi suất trong những tháng tới. Trước khi FED công bố tăng lãi suất chính thức, các nhà đầu tư còn dự đoán về việc cơ quan quản lý sẽ cắt giảm khoảng 70 điểm cơ bản vào cuối năm nay./.

Hoàng Lê (theo Bloomberg)

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/fed-tang-lai-suat-kha-nang-se-tam-dung-chu-ky-that-chat-127052.html