Gắn tên đường Lê Văn Duyệt vào dịp giỗ của Đức Tả quân

Lễ giỗ lần thứ 188 Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt vào tuần sau cũng sẽ là dịp gắn tên đường Lê Văn Duyệt thay cho đường Đinh Tiên Hoàng hiện hữu.

Suốt hơn 180 năm qua, vào ngày 30-7, 1 và 2-8 âm lịch hằng năm tại lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (tên thường gọi là lăng Ông, quận Bình Thạnh, TP.HCM) luôn diễn ra lễ giỗ Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt. Năm nay, lịch âm tháng 7 chỉ có 29 ngày nên ngày 29-7, 1 và 2-8 âm lịch (tức ngày 16, 17 và 18-9) sắp tới sẽ là dịp giỗ 188 năm ngày mất của Đức Tả quân.

Các thành viên Ban Quý tế, Ban quản lý di tích lăng Tả quân Lê Văn Duyệt chuẩn bị cho lễ giỗ lần thứ 188 của Đức Tả quân vào tuần sau. Ảnh: Q.T

Các thành viên Ban Quý tế, Ban quản lý di tích lăng Tả quân Lê Văn Duyệt chuẩn bị cho lễ giỗ lần thứ 188 của Đức Tả quân vào tuần sau. Ảnh: Q.T

Năm nay lễ giỗ có phần đặc biệt hơn bởi công trình phục dựng cổng và tôn tạo hàng rào Di tích nghệ thuật quốc gia lăng Lê Văn Duyệt do Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM thực hiện vừa hoàn thành đang trong giai đoạn quyết toán. Tuy nhiên, quan trọng hơn trong dịp lễ giỗ này chính là việc gắn bảng tên đường Lê Văn Duyệt cho đoạn đường Đinh Tiên Hoàng cũ (đoạn từ cầu Bông đến giao lộ Phan Đăng Lưu).

Công trình phục dựng và tôn tạo

Công trình phục dựng và tôn tạo

toàn bộ cổng, tường rào lăng Ông vừa hoàn thành. Ảnh: Q.T

Lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt diễn ra trong ba ngày gồm: Ngày Tiên thường, ngày Chánh giỗ và ngày Hậu thường. Chương trình lễ giỗ theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn.

Dịp lễ giỗ này cũng là thời điểm đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ cầu Bông đến giao lộ Phan Đăng Lưu) chính thức trở lại mang tên Lê Văn Duyệt như từng có. Ảnh: Q.T

Dịp lễ giỗ này cũng là thời điểm đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ cầu Bông đến giao lộ Phan Đăng Lưu) chính thức trở lại mang tên Lê Văn Duyệt như từng có. Ảnh: Q.T

Năm nay, trong ngày Tiên thường (ngày 29-7 âm lịch tức 16-9), ngoài nghi thức mời trầu rượu, tặng lộc, cúng Tiên thường… sẽ có lễ gắn bảng tên đường Lê Văn Duyệt. Dự kiến lễ gắn bảng tên đường ngoài lãnh đạo thành phố, quận địa phương, Ban quản lý di tích, ban quý tế… còn có sự tham dự của hàng trăm người dân.

Ông Dương Minh Đức, thành viên Ban Quý tế cùng bà Lê Huỳnh Hoa, hậu duệ đời thứ sáu của Đức Tả Quân đang chuẩn bị thư mời cho lễ giỗ. Ảnh: Q.T

Ông Dương Minh Đức, thành viên Ban Quý tế cùng bà Lê Huỳnh Hoa, hậu duệ đời thứ sáu của Đức Tả Quân đang chuẩn bị thư mời cho lễ giỗ. Ảnh: Q.T

Toàn bộ vật dụng thờ cúng bằng đồng được lau rửa chuẩn bị cho lễ giỗ lần thứ 188 của Đức Tả quân. Ảnh: Q.T

Toàn bộ vật dụng thờ cúng bằng đồng được lau rửa chuẩn bị cho lễ giỗ lần thứ 188 của Đức Tả quân. Ảnh: Q.T

Mỗi năm, các vật dụng thờ cúng bằng đồng tại lăng Ông sẽ được lau rửa hai lần, đó là dịp Tết Nguyên đán và dịp giỗ Đức Tả quân. Ảnh: Q.T

Mỗi năm, các vật dụng thờ cúng bằng đồng tại lăng Ông sẽ được lau rửa hai lần, đó là dịp Tết Nguyên đán và dịp giỗ Đức Tả quân. Ảnh: Q.T

Lư đồng trái đào thường được đặt trong bàn thờ chính điện. Ảnh: Q.T

Lư đồng trái đào thường được đặt trong bàn thờ chính điện. Ảnh: Q.T

Vật dụng thờ cúng bằng đồng được làm sạch thủ công theo cách truyền thống là chanh, có nơi dùng tro hoặc tro và lá tre. Ảnh: Q.T

Vật dụng thờ cúng bằng đồng được làm sạch thủ công theo cách truyền thống là chanh, có nơi dùng tro hoặc tro và lá tre. Ảnh: Q.T

Tường rào và cổng lăng Ông trong giai đoạn đang tôn tạo. Ảnh chụp vào tháng 6-2020. Ảnh:. Q.T

Tường rào và cổng lăng Ông trong giai đoạn đang tôn tạo. Ảnh chụp vào tháng 6-2020. Ảnh:. Q.T

Một góc tường rào lăng Ông trước và sau khi tôn tạo. Đợt tôn tạo lần này đã chặt bỏ phần cây xanh bao bọc xung quanh tường rào, đổi khung sắt hoa văn trang trí và xây phần tường cao hơn. Ảnh: Q.T

Một góc tường rào lăng Ông trước và sau khi tôn tạo. Đợt tôn tạo lần này đã chặt bỏ phần cây xanh bao bọc xung quanh tường rào, đổi khung sắt hoa văn trang trí và xây phần tường cao hơn. Ảnh: Q.T

QUỲNH TRANG

Nguồn PLO: https://plo.vn/van-hoa/gan-ten-duong-le-van-duyet-vao-dip-gio-cua-duc-ta-quan-937087.html