Gần trăm cống 'há miệng' bẫy người trong khu đất nghìn tỷ tại Quy Nhơn

Có nhiều cây xanh và hồ nước điều hòa mát mẻ nhưng người dân không dám đi bộ trong khu đất hồ Phú Hòa giữa trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) vì sợ sụp hố.

Loạt bất cập trong khu đất nghìn tỷ trung tâm thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Hồ Phú Hòa có diện tích gần 40 ha nằm trong khu "đất vàng" 324 ha thuộc trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Lúc trước, người dân các phường như Quang Trung, Đống Đa... vẫn thường ra khu vực hồ Phú Hòa để tập thể dục, dạo mát vì nơi đây có nhiều cây xanh, không khí trong lành, mát mẻ.

Hồ Phú Hòa có diện tích gần 40 ha nằm trong khu "đất vàng" 324 ha thuộc trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Lúc trước, người dân các phường như Quang Trung, Đống Đa... vẫn thường ra khu vực hồ Phú Hòa để tập thể dục, dạo mát vì nơi đây có nhiều cây xanh, không khí trong lành, mát mẻ.

Tuy nhiên hiện tại, người dân không còn tới lui trong khu vực hồ Phú Hòa, nếu có chỉ là người và phương tiện lưu thông trên con đường Điện Biên Phủ nối 2 phường Đống Đa và Quang Trung, cắt ngang qua khu "đất vàng".

Tuy nhiên hiện tại, người dân không còn tới lui trong khu vực hồ Phú Hòa, nếu có chỉ là người và phương tiện lưu thông trên con đường Điện Biên Phủ nối 2 phường Đống Đa và Quang Trung, cắt ngang qua khu "đất vàng".

Nguyên nhân theo người dân trong khu vực, tại khu vực hồ Phú Hòa có đến gần trăm miệng cống không có nắp đậy nằm "há miệng", tiềm ẩn rủi ro tai nạn.

Nguyên nhân theo người dân trong khu vực, tại khu vực hồ Phú Hòa có đến gần trăm miệng cống không có nắp đậy nằm "há miệng", tiềm ẩn rủi ro tai nạn.

Theo ghi nhận thực tế của PV Báo điện tử VTC News, dưới những tán cây xanh trong khu vực hồ Phú Hòa nhiều miệng cống không có nắp.

Theo ghi nhận thực tế của PV Báo điện tử VTC News, dưới những tán cây xanh trong khu vực hồ Phú Hòa nhiều miệng cống không có nắp.

Những miệng cống rộng trong tình trạng xuống cấp và bám rêu trơn trượt và mùa mưa, người đi bộ chỉ cần sơ ý thiếu quan sát hay gia súc chăn thả có thể rớt xuống bất cứ lúc nào.

Những miệng cống rộng trong tình trạng xuống cấp và bám rêu trơn trượt và mùa mưa, người đi bộ chỉ cần sơ ý thiếu quan sát hay gia súc chăn thả có thể rớt xuống bất cứ lúc nào.

Rất nhiều miệng cống có gắn sắt nhọn gỉ sét, tua tủa xung quanh không hề có cảnh báo, cực kỳ nguy hiểm.

Rất nhiều miệng cống có gắn sắt nhọn gỉ sét, tua tủa xung quanh không hề có cảnh báo, cực kỳ nguy hiểm.

Thậm chí, nhiều miệng cống cây bụi phủ um tùm, vô tình tạo "bẫy".

Thậm chí, nhiều miệng cống cây bụi phủ um tùm, vô tình tạo "bẫy".

Khu vực hồ Phú Hòa có nhiều trụ sở cơ quan ban ngành tỉnh Bình Định làm việc, việc cống lộ thiên tồn tại trong suốt thời gian dài giống như "cha chung không ai khóc".

Khu vực hồ Phú Hòa có nhiều trụ sở cơ quan ban ngành tỉnh Bình Định làm việc, việc cống lộ thiên tồn tại trong suốt thời gian dài giống như "cha chung không ai khóc".

Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu "đất vàng" không ai quản lý trở nên nhếch nhác, xuống cấp trầm trọng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu "đất vàng" không ai quản lý trở nên nhếch nhác, xuống cấp trầm trọng.

Nơi đây cũng đang dần trở thành nơi đổ rác thải công nghiệp của các công ty và rác thải sinh hoạt người dân khu vực

Nơi đây cũng đang dần trở thành nơi đổ rác thải công nghiệp của các công ty và rác thải sinh hoạt người dân khu vực

Bà Lê Thanh (76 tuổi), người dân tại khu vực hồ Phú Hòa cho biết, hơn nửa thập kỷ qua các hộ dân đang chịu cảnh "nắng bụi bặm, mưa lầy lội ngập nước" khi sống trong vùng thực hiện dự án.

Bà Lê Thanh (76 tuổi), người dân tại khu vực hồ Phú Hòa cho biết, hơn nửa thập kỷ qua các hộ dân đang chịu cảnh "nắng bụi bặm, mưa lầy lội ngập nước" khi sống trong vùng thực hiện dự án.

"Đến thời điểm hiện tại, đa số các hộ dân tại đây không chấp thuận phương án đền bù giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án Khu đô thị du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa vì chưa thỏa đáng. Sống trong vùng dự án nên nhà cửa xuống cấp mà không thể sửa chữa", bà Thanh nói.

"Đến thời điểm hiện tại, đa số các hộ dân tại đây không chấp thuận phương án đền bù giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án Khu đô thị du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa vì chưa thỏa đáng. Sống trong vùng dự án nên nhà cửa xuống cấp mà không thể sửa chữa", bà Thanh nói.

Toàn cảnh khu "đất vàng" hồ Phú Hòa.

Năm 2013, Công ty CP tập đoàn Phúc Lộc (Ninh Bình) có văn bản đề xuất đầu tư 2 dự án: Xây dựng đường Điện Biên Phủ nối dài và Cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hòa tại TP Quy Nhơn (Bình Định) theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Đổi lại, tỉnh Bình Định sẽ dùng dự án Khu đô thị du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa làm vốn đối ứng.

Tháng 7/2015, dự án Khu đô thị du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa có tổng vốn đầu tư 5000 tỷ được khởi công xây dựng với diện tích hơn 320 ha.

Tại thời điểm đó, tỉnh Bình Định chưa có quyết định giao đất dự án nhưng nhà đầu tư báo cáo đã đào vận chuyển, đắp đất tạo mặt bằng khu đô thị, hoàn thiện công tác đắp đất nền đường đạt 66% giá trị đào đắp, san lấp mặt bằng và hoàn thiện hơn 50ha hạ tầng khu đô thị.

Tháng 11/2018, tỉnh cho tạm dừng dự án này để thanh toán 2 dự án BT. Qua đó, giao Ban Quản lý dự án dân dụng và công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các bên liên quan để thực hiện 2 dự án BT theo đúng quy định.

Tháng 8/2019, Thanh tra Chính phủ vào cuộc kiểm tra, chỉ ra một số sai phạm đối với 2 dự án BT này. Theo kết luận thanh tra, dù chưa có thiết kế bản vẽ thi công, biện pháp thi công và chưa có giấy phép xây dựng nhưng nhà đầu tư vẫn triển khai 2 dự án. Ngoài ra, nhà đầu tư chưa làm thủ tục chuyển đổi 7,6ha rừng phòng hộ thuộc hành lang an toàn lưới điện.

Tháng 2/2023, Ban Quản lý dự án dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định có tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương chấm dứt hợp đồng 2 dự án BT. Lý do, nhà đầu tư đã vi phạm nhiều điều khoản trong hợp đồng và thời gian hiệu lực của 2 hợp đồng BT đã kết thúc.

Tháng 4/2023, UBND tỉnh Bình Định chấm dứt hợp đồng BT đối với dự án Khu đô thị - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa. Sau khi chấm dứt, UBND tỉnh Bình Định đã quy hoạch 1/500 và tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư để làm đẹp khu “đất vàng” trên.

Đến nay, sau gần thập kỷ thi công, dự án Khu đô thị du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa để lại bãi đất hoang hóa với tình trạng ngổn ngang, nhiều hạng mục thi công dở dang. Hồ nước từng rộng đến 120 ha và là nơi mưu sinh của hàng trăm hộ dân TP Quy Nhơn đã bị doanh nghiệp san lấp chỉ còn hơn 81 ha. Mặt hồ bị thu hẹp dẫn đến nhà của nhiều hộ dân bị ngập lụt khi mùa mưa về.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/gan-tram-mieng-cong-ha-mieng-bay-nguoi-trong-khu-dat-nghin-ty-tai-quy-nhon-ar915603.html