Gang thép Thái Nguyên lại bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Hoạt động kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp thép lâu đời ở Thái Nguyên tiếp tục bị kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục.

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023.

Theo đó, so với báo cáo tài chính tự lập, Gang thép Thái Nguyên ghi nhận lỗ sau thuế giảm khoảng 3 tỷ đồng, đạt 176 tỷ đồng. Dù vậy, con số này vẫn cao gấp 19,8 lần mức lỗ của năm trước đó. Đến cuối quý IV/2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Gang thép Thái Nguyên giảm mạnh còn 95 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn 1.707 tỷ đồng.

Tại báo cáo này, kiểm toán viên của Hãng kiểm toán AASC đã đưa ra loạt ý kiến ngoại trừ. Theo đó, công ty trình bày tại thuyết minh số 36 “Dự án mở rộng Gang thép giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên được triển khai từ năm 2007, việc đầu tư dự án đã kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu và hiện vẫn chưa hoàn thành. Hiện tại, Chính phủ và cơ quan có liên quan đang trong qua trình xử lý các sai phạm và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn để hoàn thành dự án.

Do vậy, Kiểm toán AASC không thể xác định được ảnh hưởng của các vấn đề này. Cụ thể, giá trị các khoản mục “Trả trước cho người bán”, “ chi phí xây dựng dở dang”, “phải trả người bán có liên quan đến Dự án được công ty trình bày tại các thuyết minh số 6,10,14 cũng như các chỉ tiêu khác liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính.

Giá trị chi phí lãi vay được vốn hòa và giá trị Dự án (trình bày thuyết minh số 10) kể từ khi thời điểm dự án chậm tiến độ và tổn thất có thể có liên quan đến dự án, cũng như ảnh hưởng của vấn để này đến các chỉ tiêu khác có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính.

Như trình bày tại thuyết minh số 37.2, công ty được Bộ Tài nguyên và Mội trường phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với một số mỏ tại khu vực huyện Đại Từ và huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, công ty chưa thực hiện điều chỉnh báo cáo tài chính theo số tiền được phế duyệt do chưa xác định được số tiền phải điều chỉnh tương ứng cho từng khu vực.

Do vậy, Kiểm toán AASC không thể xác định được ảnh hưởng của các vấn đề này trên chỉ tiêu “Dự phòng phải trả dài hạn” và các chỉ tiêu khác có liên quan khác được trình bày trên báo cáo tài chính của Gang thép Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, kiểm toán cũng nêu ra vấn đề cần nhấn mạnh. Theo đó, tại thời điểm 31/12/2023, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn của công ty là 3.801,155 tỷ đồng, một số khoản nợ gốc và lãi vay phải trả ngân hàng liên quan đến Dự án mở rộng Gang thép tại giai đoạn 2 đã qua hạn thanh toán.

“Những sự kiện này cũng với các vấn đề được nêu ở thuyết minh số 1, cho thấy sự tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty”, kiểm toán lưu ý.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoảng sản Thái Trung (công ty con) được thành lập từ năm 2011, đang trong giai đoạn đầu tư với hoạt động kinh doanh thăm dò, khia thác, chế biế khoảng sản.

Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, công ty này tạm dừng hoạt động để hoàn thiện thủ tục xin giấy phép khai thác khoán sản theo quy định của pháp luật. Do đó, số liệu của công ty đang được dùng để hợp nhất là số liệu của Bảng cân đối kế toán trong Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2014. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được hợp nhất do không có có số liệu tương ứng (xem thuyết minh 01 - Cấu trục tập đoàn).

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 13/3, giá cổ phiếu TIS đang giao dịch tại mức 4.200 đồng/cổ phiếu, đứng giá so với phiên trước đó với khối lượng khớp lệnh hơn 77.000 đơn vị. Trước đó, cổ phiếu TIS bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 31/3/2023 do báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên

.

Nguyễn Thu Huyền

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/gang-thep-thai-nguyen-lai-bi-nghi-ngo-kha-nang-hoat-dong-lien-tuc-a653923.html