Gặp gỡ đầu xuân: Trò chuyện với chuyên gia về câu chuyện quản lý, bảo tồn di sản Huế

Di sản Huế được UNESCO và trung ương coi là điển hình mẫu mực trong công tác bảo tồn, trùng tu di sản, đáng được nhiều địa phương học tập, noi theo.

Quần thể di tích Cố đô Huế sau 30 năm được công nhận là Di sản thế giới. Nếu như trước đây nhiều lăng tẩm, đền đài xuống cấp, đổ nát, gần như là phế tích thì nay đã khác. Gần 200 công trình và hạng mục công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo. Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Với những nỗ lực của mình, Cố đô Huế đã được UNESCO và trung ương đánh giá là mẫu mực, điển hình trong công tác trùng tu di sản. Tuy nhiên, chính vì được đánh giá là mẫu mực nên việc trùng tu bất cứ một công trình nào thuộc di sản Huế đều nhận được sự quan tâm của dư luận. Và bài học kinh nghiệm được đặt ra là phải làm tốt việc khó nhất: tìm kiếm, nghiên cứu tư liệu để làm cơ sở phục hồi di tích. Trên thực tế, một số di tích được trùng tu sẽ gặp điểm mờ về tư liệu cũng như hiện trạng, nhưng quan trọng nhất là vẫn giữ được tính khách quan sau khi tham khảo nhiều ý kiến chuyên môn từ nhiều nguồn khác nhau.

Từ mô hình của Cố đô Huế, nhiều địa phương có thể lĩnh hội, phục vụ cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế về vấn đề bảo tồn, quản lý di sản Huế!

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thực hiện : Phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/gap-go-dau-xuan-tro-chuyen-voi-chuyen-gia-ve-cau-chuyen-quan-ly-bao-ton-di-san-hue