Ghế phóng có vấn đề, ba phi công Tu-22M3 của Nga tử nạn

Bộ Quốc phòng Nga đã từng tạm dừng bay với máy Tu-22M3 sau vụ tai nạn năm 2019, tuy nhiên vài phút trước máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga lại tiếp tục gặp nạn, khiến ba quân nhân thiệt mạng.

Các trang báo của Nga dẫn nguồn tin của Bộ Quốc Phòng cho biết, 3 quân nhân đã thiệt mạng, khi một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 gặp sự cố với các ghế phóng, tại một sân bay gần thành phố Kaluga hôm nay 23/3/2021.

Các trang báo của Nga dẫn nguồn tin của Bộ Quốc Phòng cho biết, 3 quân nhân đã thiệt mạng, khi một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 gặp sự cố với các ghế phóng, tại một sân bay gần thành phố Kaluga hôm nay 23/3/2021.

Sau khi xảy ra tai nạn, các lực lượng cứu hộ của không quân Nga đã có mặt tại hiện trường để tìm kiếm người bị nạn và khắc phục sự cố, đồng thời bảo vệ hiện trường tai nạn.

Sau khi xảy ra tai nạn, các lực lượng cứu hộ của không quân Nga đã có mặt tại hiện trường để tìm kiếm người bị nạn và khắc phục sự cố, đồng thời bảo vệ hiện trường tai nạn.

Theo các nguồn tin mới nhất, không quân Nga đã điều lực lượng điều tra đặc biệt tới để điều tra nguyên nhân của sự cố. Sân bay này nằm ở phía tây nam Moscow, hiện chưa có thông tin chi tiết về vụ việc đáng tiếc này.

Theo các nguồn tin mới nhất, không quân Nga đã điều lực lượng điều tra đặc biệt tới để điều tra nguyên nhân của sự cố. Sân bay này nằm ở phía tây nam Moscow, hiện chưa có thông tin chi tiết về vụ việc đáng tiếc này.

Một nguồn tin cho biết thêm, nguyên nhân ban đầu cõ lẽ do không đủ độ cao để triển khai những chiếc ghế phóng thoát hiểm, ba thành viên phi hành đoàn đã bị thương nặng và không thể cứu vãn được tính mạng khi va chạm xảy ra.

Một nguồn tin cho biết thêm, nguyên nhân ban đầu cõ lẽ do không đủ độ cao để triển khai những chiếc ghế phóng thoát hiểm, ba thành viên phi hành đoàn đã bị thương nặng và không thể cứu vãn được tính mạng khi va chạm xảy ra.

Trước đó, vào ngày 22/1/2019, một chiếc oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga cũng gặp sự cố khi hạ cánh, khiến 2 quân nhân thiệt mạng. Theo Bộ Quốc phòng Nga, máy bay gặp nạn do thời tiết xấu và tìm cách đáp xuống căn cứ không quân, gần thành phố Olenegorsk ở vùng Murmansk.

Trước đó, vào ngày 22/1/2019, một chiếc oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga cũng gặp sự cố khi hạ cánh, khiến 2 quân nhân thiệt mạng. Theo Bộ Quốc phòng Nga, máy bay gặp nạn do thời tiết xấu và tìm cách đáp xuống căn cứ không quân, gần thành phố Olenegorsk ở vùng Murmansk.

Tu-22M3 là phiên bản hiện đại hóa của Tu-22M2 của Liên Xô, một máy bay ném bom siêu thanh đa chế độ chiến lược, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ đối phương. Tu-22M3 có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 2300 km/h. Nga có khoảng 60 máy bay như vậy trong biên chế.

Tu-22M3 là phiên bản hiện đại hóa của Tu-22M2 của Liên Xô, một máy bay ném bom siêu thanh đa chế độ chiến lược, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ đối phương. Tu-22M3 có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 2300 km/h. Nga có khoảng 60 máy bay như vậy trong biên chế.

Máy bay ném bom này được Cục Thiết kế Tupolev phát triển vào giữa thập niên 1970 và có chuyến bay ra mắt vào ngày 20/6/1977. Lực lượng không gian vũ trụ Nga đã sử dụng Tu-22M3 nhiều lần trong chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.

Máy bay ném bom này được Cục Thiết kế Tupolev phát triển vào giữa thập niên 1970 và có chuyến bay ra mắt vào ngày 20/6/1977. Lực lượng không gian vũ trụ Nga đã sử dụng Tu-22M3 nhiều lần trong chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, không quân Nga đang có kế hoạch nâng cấp 30 chiếc Tu-22M3 thành Tu-22M3M, giúp máy bay có thể hoạt động thêm được 35 năm và mang vũ khí thông thường có khả năng tấn công chính xác, trong đó có tên lửa hành trình Kh-32.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, không quân Nga đang có kế hoạch nâng cấp 30 chiếc Tu-22M3 thành Tu-22M3M, giúp máy bay có thể hoạt động thêm được 35 năm và mang vũ khí thông thường có khả năng tấn công chính xác, trong đó có tên lửa hành trình Kh-32.

Tu-22M3 được giới thiệu với những tính năng nâng cao, nhằm khắc phục những nhược điểm của phiên bản tiền nhiệm. Về tổng thể, Tu-22M3 có chiều dài 42,4 m, sải cánh tối đa 34,2 m và cao 11,05 m. Trọng lượng rỗng tối đa và trọng lượng cất cánh của máy bay lần lượt là 53.500 kg và 126.400 kg.

Tu-22M3 được giới thiệu với những tính năng nâng cao, nhằm khắc phục những nhược điểm của phiên bản tiền nhiệm. Về tổng thể, Tu-22M3 có chiều dài 42,4 m, sải cánh tối đa 34,2 m và cao 11,05 m. Trọng lượng rỗng tối đa và trọng lượng cất cánh của máy bay lần lượt là 53.500 kg và 126.400 kg.

Tu-22M3 được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt Kuznetsov NK-25 gắn trên thân với cửa hút gió lớn và ống xả kép. Mỗi động cơ tạo ra lực đẩy tối đa 25.000 kg và giúp tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.

Tu-22M3 được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt Kuznetsov NK-25 gắn trên thân với cửa hút gió lớn và ống xả kép. Mỗi động cơ tạo ra lực đẩy tối đa 25.000 kg và giúp tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.

Máy bay Tupolev Tu-22M3 có tốc độ hành trình 900 km/h và tốc độ tối đa 2.300 km/h. Máy bay này có thể bay ở độ cao tối đa 14.000 m và phạm vi hoạt động của máy bay là 7.000 km. Máy bay này có thể được trang bị đầu dò tiếp nhiên liệu, để có thể tiếp nhiên liệu khi bay trong khoảng cách xa hơn.

Máy bay Tupolev Tu-22M3 có tốc độ hành trình 900 km/h và tốc độ tối đa 2.300 km/h. Máy bay này có thể bay ở độ cao tối đa 14.000 m và phạm vi hoạt động của máy bay là 7.000 km. Máy bay này có thể được trang bị đầu dò tiếp nhiên liệu, để có thể tiếp nhiên liệu khi bay trong khoảng cách xa hơn.

Oanh tạc cơ này được trang bị hệ thống ra đa dẫn đường nổ PN-A/PN-AD, hệ thống điều khiển hỏa lực bằng ra đa Argon-2 và hệ thống ngắm quang dự phòng bom trên TV. Các biện pháp đối phó được cung cấp bởi máy thu cảnh báo ra đa cập nhật, thiết bị gây nhiễu tần số vô tuyến và các biện pháp phòng thủ.

Oanh tạc cơ này được trang bị hệ thống ra đa dẫn đường nổ PN-A/PN-AD, hệ thống điều khiển hỏa lực bằng ra đa Argon-2 và hệ thống ngắm quang dự phòng bom trên TV. Các biện pháp đối phó được cung cấp bởi máy thu cảnh báo ra đa cập nhật, thiết bị gây nhiễu tần số vô tuyến và các biện pháp phòng thủ.

Máy bay Tupolev Tu-22M3 có thể trang bị tên lửa Kh-32, tên lửa chống ra đa Kh-15 hoặc Kh-15P và bom thả FAB-250 hoặc FAB-1500 tự do. Các phần cánh, thân máy bay và khoang vũ khí bên trong được cung cấp khả năng chở 24.000 kg hàng hóa.

Máy bay Tupolev Tu-22M3 có thể trang bị tên lửa Kh-32, tên lửa chống ra đa Kh-15 hoặc Kh-15P và bom thả FAB-250 hoặc FAB-1500 tự do. Các phần cánh, thân máy bay và khoang vũ khí bên trong được cung cấp khả năng chở 24.000 kg hàng hóa.

Máy bay cũng được trang bị súng GSH-23 nòng kép (23 mm) ở tháp đuôi được điều khiển từ xa. Giá của Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-22M3 mới nhất vào khoảng 40 triệu USD. Nguồn ảnh: Pinterest.

Máy bay cũng được trang bị súng GSH-23 nòng kép (23 mm) ở tháp đuôi được điều khiển từ xa. Giá của Máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-22M3 mới nhất vào khoảng 40 triệu USD. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nga thử nghiệm cho máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 phóng tên lửa Kh-32. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ghe-phong-co-van-de-ba-phi-cong-tu-22m3-cua-nga-tu-nan-1514551.html