Ghé thăm 'bệnh viện quạt cổ' nổi tiếng tại Hà Nội

Hàng trăm chiếc quạt cổ thuộc dạng 'độc nhất vô nhị', có tuổi đời trăm năm của nhiều thương hiệu tên tuổi trên thế giới như: Marelli của Ý, Emi Hà Lan, Calor Pháp, quạt tai voi của Nga, National 110 vol của Nhật,... đang được lưu giữ và bảo quản tại ngôi nhà của anh Đức.

Trong căn nhà số 2 phố Tạ Hiện (quận Hoàn Kiếm,TP Hà Nội), hàng trăm chiếc quạt cổ thuộc dạng "độc nhất vô nhị", có tuổi đời trăm năm của nhiều thương hiệu tên tuổi trên thế giới đang được lưu giữ.

Trong căn nhà số 2 phố Tạ Hiện (quận Hoàn Kiếm,TP Hà Nội), hàng trăm chiếc quạt cổ thuộc dạng "độc nhất vô nhị", có tuổi đời trăm năm của nhiều thương hiệu tên tuổi trên thế giới đang được lưu giữ.

Các thương hiệu nổi tiếng như: Marelli của Ý, Emi Hà Lan, Calor Pháp, quạt tai voi của Nga, National 110 vol của Nhật… đều có mặt tại đây.

Các thương hiệu nổi tiếng như: Marelli của Ý, Emi Hà Lan, Calor Pháp, quạt tai voi của Nga, National 110 vol của Nhật… đều có mặt tại đây.

Anh Trần Hồng Đức đã nối nghiệp cha là “ông vua quạt cổ” Trần Công Phúc (đã mất hơn 5 năm về trước). Với tình yêu về quạt, anh Trần Hồng Đức cùng người học trò của ông Phúc là anh Nguyễn Văn Ngọc tiếp tục nối nghiệp để hồi sinh những chiếc quạt cổ.

Anh Trần Hồng Đức đã nối nghiệp cha là “ông vua quạt cổ” Trần Công Phúc (đã mất hơn 5 năm về trước). Với tình yêu về quạt, anh Trần Hồng Đức cùng người học trò của ông Phúc là anh Nguyễn Văn Ngọc tiếp tục nối nghiệp để hồi sinh những chiếc quạt cổ.

Anh Trần Hồng Đức (người con trai nối nghiệp cha) chia sẻ: “Tôi là cán bộ công chức tại một phường trên quận Hoàn Kiếm, công việc hiện tại của tôi cũng rất bận nhưng để “giữ hồn” nghề truyền thống của gia đình và sự kỳ vọng của cha tôi để lại. Tôi sinh ra và lớn lên đều gắn liền với những chiếc quạt cổ này, nhiều khi thấy bố ngồi hì hục sửa quạt tôi lại có cảm giác rất hào hứng ngồi xem để học hỏi và phụ giúp bố”.

Anh Trần Hồng Đức (người con trai nối nghiệp cha) chia sẻ: “Tôi là cán bộ công chức tại một phường trên quận Hoàn Kiếm, công việc hiện tại của tôi cũng rất bận nhưng để “giữ hồn” nghề truyền thống của gia đình và sự kỳ vọng của cha tôi để lại. Tôi sinh ra và lớn lên đều gắn liền với những chiếc quạt cổ này, nhiều khi thấy bố ngồi hì hục sửa quạt tôi lại có cảm giác rất hào hứng ngồi xem để học hỏi và phụ giúp bố”.

“Ngày trước, để phục chế một chiếc quạt rất khó khăn bởi nguyên liệu phục chế hiếm và các công đoạn phục chế đều phải làm thủ công. Có nhiều loại linh phụ kiện không thể phục chế được một cách hoàn hảo nên đòi hỏi phải sưu tầm thật nhiều quạt để chuyển từ cái này sang cái kia thay thế phụ kiện cho nhau mới có thể hoàn thiện xong chiếc quạt. Hiện tại, ở Hà Nội chỉ có 2 – 3 cửa hàng sửa chữa quạt cổ. Chính vì vậy, thợ sửa chữa quạt cổ cũng rất hiếm, tôi và hai người thợ ở đây do chính bố tôi đào tạo” - anh Trần Hồng Đức cho biết thêm.

“Ngày trước, để phục chế một chiếc quạt rất khó khăn bởi nguyên liệu phục chế hiếm và các công đoạn phục chế đều phải làm thủ công. Có nhiều loại linh phụ kiện không thể phục chế được một cách hoàn hảo nên đòi hỏi phải sưu tầm thật nhiều quạt để chuyển từ cái này sang cái kia thay thế phụ kiện cho nhau mới có thể hoàn thiện xong chiếc quạt. Hiện tại, ở Hà Nội chỉ có 2 – 3 cửa hàng sửa chữa quạt cổ. Chính vì vậy, thợ sửa chữa quạt cổ cũng rất hiếm, tôi và hai người thợ ở đây do chính bố tôi đào tạo” - anh Trần Hồng Đức cho biết thêm.

Anh Nguyễn Văn Ngọc (người học trò của ông Phúc) chia sẻ: “ Tôi đã làm việc ở đây khoảng 20 năm từ khi tôi 18 tuổi. Tôi theo bác Phúc sửa chữa quạt và từ đó, có niềm đam mê về việc phục chế, sửa chữa một chiếc quạt gần như “đã chết” và khiến nó “sống lại” trở lại nguyên bản như lúc đầu”.

Anh Nguyễn Văn Ngọc (người học trò của ông Phúc) chia sẻ: “ Tôi đã làm việc ở đây khoảng 20 năm từ khi tôi 18 tuổi. Tôi theo bác Phúc sửa chữa quạt và từ đó, có niềm đam mê về việc phục chế, sửa chữa một chiếc quạt gần như “đã chết” và khiến nó “sống lại” trở lại nguyên bản như lúc đầu”.

“Công việc này khiến tôi vô cùng thích thú, nó đem lại cho tôi cảm giác được chinh phục, say mê tìm tòi, khám phá nhiều cách để khắc phục và phục chế một chiếc quạt cổ trở về nguyên bản và hoàn hảo nhất” anh Ngọc cho biết.

“Công việc này khiến tôi vô cùng thích thú, nó đem lại cho tôi cảm giác được chinh phục, say mê tìm tòi, khám phá nhiều cách để khắc phục và phục chế một chiếc quạt cổ trở về nguyên bản và hoàn hảo nhất” anh Ngọc cho biết.

Những chiếc quạt cổ đều phải sửa chữa thủ công. Việc "khám" cho những chiếc quạt cổ này đòi hỏi người làm phải mất rất nhiều thời gian và công sức.

Những chiếc quạt cổ đều phải sửa chữa thủ công. Việc "khám" cho những chiếc quạt cổ này đòi hỏi người làm phải mất rất nhiều thời gian và công sức.

Trong căn nhà hơn 20m2 của anh Đức, nhiều quạt đến nỗi tất cả chiếc quạt trần treo trong nhà đều phải tháo cánh cất riêng.

Trong căn nhà hơn 20m2 của anh Đức, nhiều quạt đến nỗi tất cả chiếc quạt trần treo trong nhà đều phải tháo cánh cất riêng.

Dòng quạt cổ Marelli của Ý vốn được là vua của các loại quạt, các chi tiết đều đạt đến độ tinh xảo hoàn mỹ. Hiện tại, cửa hàng nhà anh Đức có hơn 10 chiếc quạt cổ dòng Marelli, chúng đều được làm bằng đồng nguyên chất. Chiếc rẻ nhất có giá vài chục triệu đồng, chiếc đắt nhất có giá cả trăm triệu đồng.

Dòng quạt cổ Marelli của Ý vốn được là vua của các loại quạt, các chi tiết đều đạt đến độ tinh xảo hoàn mỹ. Hiện tại, cửa hàng nhà anh Đức có hơn 10 chiếc quạt cổ dòng Marelli, chúng đều được làm bằng đồng nguyên chất. Chiếc rẻ nhất có giá vài chục triệu đồng, chiếc đắt nhất có giá cả trăm triệu đồng.

Những chiếc quạt cổ này trước đây được người Pháp đưa sang để trang hoàng cho các dinh sở, biệt thự.

Những chiếc quạt cổ này trước đây được người Pháp đưa sang để trang hoàng cho các dinh sở, biệt thự.

Với bộ sưu tập quạt cổ "độc nhất, vô nhị" này, năm 2012, ông Phúc từng được ghi danh trong “kỷ lục Guinness Việt Nam”.

Với bộ sưu tập quạt cổ "độc nhất, vô nhị" này, năm 2012, ông Phúc từng được ghi danh trong “kỷ lục Guinness Việt Nam”.

Duy Khánh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/ghe-tham-benh-vien-quat-co-noi-tieng-tai-ha-noi.html