Ghé thăm làng cổ đầu tiên được công nhận di tích quốc gia

Sở hữu những giá trị văn hóa, cảnh quan, kiến trúc tiêu biểu của vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng, làng cổ Đường Lâm là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 44km. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Ảnh: Tuyên Parafu

Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 44km. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Ảnh: Tuyên Parafu

Hiện, làng cổ Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với khoảng 900 ngôi nhà truyền thống. Ảnh: Tuyên Parafu

Hiện, làng cổ Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với khoảng 900 ngôi nhà truyền thống. Ảnh: Tuyên Parafu

Nét đặc trưng dễ thấy ở Đường Lâm là những ngôi nhà được xây dựng bằng đá ong. Hầu như ở tất cả các công trình kiến trúc gắn với đời sống của người dân Đường Lâm đều có sự hiện diện của loại đá này. Ảnh: Tuyên Parafu

Nét đặc trưng dễ thấy ở Đường Lâm là những ngôi nhà được xây dựng bằng đá ong. Hầu như ở tất cả các công trình kiến trúc gắn với đời sống của người dân Đường Lâm đều có sự hiện diện của loại đá này. Ảnh: Tuyên Parafu

Ngôi nhà cổ phủ rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri. Ảnh: Tuyên Parafu

Ngôi nhà cổ phủ rêu phong trên bề mặt những viên ngói mũi ri. Ảnh: Tuyên Parafu

Những ngôi nhà có cổng, tường rào quanh nhà xây bằng đá ong theo lối xưa bằng đất đá, bã trầu, bùn để tạo chất kết dính. Ảnh: Tuyên Parafu

Những ngôi nhà có cổng, tường rào quanh nhà xây bằng đá ong theo lối xưa bằng đất đá, bã trầu, bùn để tạo chất kết dính. Ảnh: Tuyên Parafu

Nhà cổ chủ yếu dựng bằng gỗ mít và gỗ lim, nhà thường có 5 gian, hai chái. Ảnh: Tuyên Parafu

Nhà cổ chủ yếu dựng bằng gỗ mít và gỗ lim, nhà thường có 5 gian, hai chái. Ảnh: Tuyên Parafu

Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên của cả nước được trao bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ảnh: Tuyên Parafu

Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên của cả nước được trao bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ảnh: Tuyên Parafu

Tại một số nhà ở làng cổ Đường Lâm, nghề làm tương nếp vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ảnh: Tuyên Parafu

Tại một số nhà ở làng cổ Đường Lâm, nghề làm tương nếp vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ảnh: Tuyên Parafu

Không chỉ tham quan các điểm di tích văn hóa, lịch sử hay nhà cổ, đến Đường Lâm, du khách còn có dịp khám phá những không gian sáng tạo và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí khác. Ảnh: Tuyên Parafu

Không chỉ tham quan các điểm di tích văn hóa, lịch sử hay nhà cổ, đến Đường Lâm, du khách còn có dịp khám phá những không gian sáng tạo và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí khác. Ảnh: Tuyên Parafu

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch trải nghiệm ẩm thực truyền thống Bắc Bộ – Làng cổ Đường Lâm đã được vinh danh, trao giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN 2024. Ảnh: Tuyên Parafu

Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch trải nghiệm ẩm thực truyền thống Bắc Bộ – Làng cổ Đường Lâm đã được vinh danh, trao giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN 2024. Ảnh: Tuyên Parafu

Tuyên Parafu Đăng Huy

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/ghe-tham-lang-co-dau-tien-duoc-cong-nhan-di-tich-quoc-gia/